Ghép thận từ bệnh nhân chết não - thực khư thế nào

Nếu người cho thận bị chết não thì phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, chú trọng truyền thống và đạo đức xã hội.

Ghép thận chạy thận nhân tạo thẩm phân phúc mạc là 3 phương pháp điều trị hiện nay cho những bệnh nhân bị suy thận mãn giai đoạn cuối (khi chức năng của cả hai thận đều bị tổn thương trầm trọng (trên 90%) và không thể hồi phục).

Trong đó ghép thận là phương pháp điều trị lý tưởng nhất vì quả thận được ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng của hai thận đã bị tổn thương là điều hòa huyết áp tạo máu, loại thải các chất độc, giúp bền vững hệ xương, điều chỉnh những rối loạn nội môi trường của cơ thể...

Hai phương pháp kia chỉ thay thế được một phần chức năng thận, đó là chức năng loại thải chất độc và điều chỉnh những rối loạn nội môi trường, còn các chức năng khác thì không.

Theo BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế, tại Việt Nam, các trường hợp hiến, ghép thận trước khi làm thủ tục lấy, ghép thận đều phải chứng minh với bệnh viện có quan hệ huyết thống với người bệnh hoặc việc cho thận là tự nguyện, nhân đạo, không vì tiền.

Trong số khá đông bệnh nhân có nhu cầu ghép thận thì chỉ có rất ít bệnh nhân được ghép thận thành công vì người cho thận có chỉ số sinh học phù hợp. Những người cho thận thường là bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của bệnh nhân.

Hiện nay, nhu cầu ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng ở Việt Nam ngày càng lớn, nhưng để hiểu đúng về quy trình cũng như thủ tục ghép thận, BS. Nguyễn Thị Thúy và BS. Nguyễn Thị Vân - Bộ Y tế, sẽ giải đáp thắc mắc của người đọc xung quanh vấn đề này.

Câu hỏi 1: Gửi bác sĩ, em nay 33 tuổi, giới tính nam, bị suy thận độ 4 và phải chạy thận nhân tạo từ giữa năm 2012. Hiện nay, bố em sinh năm 1950, đã bị chết não từ cuối năm ngoái nên gia đình muốn ghép thận của bố cho em. Bác sĩ cho hỏi ở độ tuổi của bố em thì còn phù hợp cho thận nữa không ạ? Và thủ tục như thế nào? Xin bác sĩ vui lòng tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ!

BS. Nguyễn Thị Thúy trả lời:

Ghép tạng là giải pháp điều trị tuyệt vời cho những trường hợp bị suy chức năng các phủ tạng do nhiều bệnh và nguyên nhân khác nhau.

Trước một trường hợp cần ghép thận:

- Bác sĩ đầu ngành về thận tiết niệu sẽ kiểm tra để xem người nhận có bất kỳ nhiễm trùng trong cơ thể không thuốc ức chế miễn dịch cần dùng sau khi cấy ghép để ngăn chặn cơ thể của người nhận từ chối quả thận mới, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu cơ thể người nhận có sự nhiễm trùng. 

- Nên xét nghiệm về AIDS, bệnh viêm gan Cơ thể người nhận cần phải chắc chắn rằng không có những bệnh này, vì nó có thể làm cho cơ thể người nhận từ chối hoặc làm hỏng quả thận mới.

- Xác định máu và các loại mô. Bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để đảm bảo rằng quả thận mới sẽ tương thích với phần còn lại của cơ thể của người nhận.

- Tiêm phòng viêm phổi viêm gancác bệnh khác. 

- Chụp X-quang ngực và kiểm tra cho các vấn đề về phổi. Người nhận cần phải chắc chắn rằng cơ thể đủ khỏe mạnh.

Ngoài ra, còn có các quy định:

- Nhóm máu ABO: nhóm kháng nguyên A và B của nhóm máu cũng là dạng kháng nguyên ghép, gây ra thải ghép. Vì vậy, tiêu chuẩn đầu tiên là phải tương hợp nhóm máu cho và nhận.

- Tiền mẫn cảm của người nhận âm tính: Đo lượng kháng thể kháng bạch cầu (tiền mẫn cảm) trong giới hạn bình thường.

Phản ứng chéo âm tính: thực hiện dưới 3 tuần trước ghép.

- Bệnh truyền nhiễm: không có hoặc nếu có phải được điều trị hết bệnh trước mổ.

+ Do vi trùng: các nguyên nhân nhiễm trùng cấp và mạn (viêm phổi, viêm vùng tai mũi họng, viêm đường tiết niệu…; lao các dạng).

+ Do vi-rút: siêu vi viêm gan B, C; Cytomegalovirus (CMV), siêu vi Epstein-Barr (EBV), siêu vi Herpes simplex.

- Bệnh kèm theo: bệnh tim mạch bệnh đái tháo đường tình trạng tâm lý và tuân thủ điều trị...

Ngoài ra còn có các nguyên tắc đạo đức và xã hội:

- Người cho sống: phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, cho thận vì mục đích kinh tế có thể gặp nhiều vấn đề rắc rối như nhân bản, pháp luật, đạo đức, tôn giáo. Lấy tạng phi pháp là tội hình sự.

- Người cho chết não: phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, cần phải có luật cho phép lấy tạng, chú trọng truyền thống và đạo đức xã hội.

- Người cho bị bệnh nan y: có thể lấy tạng để ghép là bướu não giai đoạn nặng không hy vọng sống còn. Nhưng phải tự nguyện.

Tuổi cho thận là những người có chức năng thận còn tốt và thường dưới 70 tuổi. Vậy, nếu chức năng thận của bố em còn tốt thì vẫn đủ điều kiện cho thận.

Câu hỏi 2: Tôi là nam, 53 tuổi, sống ở quận Ba Đình, Hà Nội. Tôi bị suy thận độ 3b (Creatinin là 400), chuẩn bị chạy thận nhân tạo.Tôi có nhu cầu ghép thận người chết não. Bác sĩ vui lòng cho tôi biết tôi phải làm gì ? Đăng ký ở bệnh viện nào? Phải làm những xét nghiệm gì và ở đâu? Trân trọng cảm ơn!

BS. Nguyễn Thị Vân trả lời:

Để việc ghép thận thành công, cả người cho và nhận thận phải tương hợp về nhóm máu, về di truyền học phản ứng đỏ chéo giữa người nhận và cho thận âm tính; hệ thống mạch máu của người cho và nhận thận cũng phải tương đối tốt.

Người nhận thận cũng phải không có bệnh nhiễm trùng suy tim đường tiểu dưới (bàng quang, niệu đạo) có chức năng hoạt động bình thường, không mắc bệnh tâm thần biết tuân thủ điều trị.

Bác đến bệnh viện Việt Đức hoặc bệnh viện Quân đội 103 để khám xem có đủ tiêu chuẩn được ghép thận hay không. Nếu đủ điều kiện, bác sẽ được làm hồ sơ và làm một số xét nghiệm nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến thận (nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận), tình trạng sức khỏe chung (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu vi khuẩn vi-rút ký sinh trùng siêu âm tim điện não đồ khám răng hàm mặt…), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu mạch máu vùng chậu của người nhận.

Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu nhận và hiến thận, được hội đồng chuyên môn của bệnh viện thông qua, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành đồng thời. Đối với người nhận thận cần thời gian dài hơn để theo dõi và hướng dẫn dùng thuốc trước khi ra viện. Quá trình này có thể hoàn tất từ 2-3 tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật