Hiểu biết chung về bệnh bạch hầu - Không phải ai cũng biết

Dấu hiệu bệnh

Bệnh có thể gặp bất cứ mùa nào, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em 1-10 tuổi và có thể gây thành dịch

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

– Đau họng viêm họng khám bên trong có giả mạc màu xám hoặc trắng xỉn, nếu không điều trị có thể lan rộng, bít tắc đường thở. Hạch ngoại biên cổ sưng to kiểu cổ bạnh

– Ho, bỏ ăn

– Khàn tiếng ho ông ổng nếu có viêm thanh quản kèm theo

– Trong thể nặng, ngoại độc tố bạch hầu có thể gây viêm cơ tim suy tim viêm thận liệt các cơ vận động và có thể gây tử vong nhanh chóng.

Bệnh có nguy hiểm không?

Có thể nguy hiểm ở 2 trường hợp:

-Bạch hầu thanh quản gây bít tắc đường thở

– Suy tim cấp do ngoại độc tố.

Con đường lây truyền

Có lây truyền theo đường hô hấp theo các giọt tiết hô hấp xuất tiết do tiếp xúc gần. Hiếm gặp hơn có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc da. Bệnh lây nhiều nhất trong 2 tuần đầu mắc bệnh.

Điều trị

– Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) nhằm ngăn ngừa biến chứng

– Kháng sinh: Penicillin G hoặc Erythromycin dùng liên tục 14 ngày

Dự phòng

– Chủ động: Vắc xin bạch hầu DPT lúc 2,3,4 tháng, nhắc lại lúc 1 tuổi và 5 tuổi

– Điều trị dự phòng: Người tiếp xúc gần với nguồn lây phải tiêm nhắc lại vắc xin (tùy tuổi) và dùng kháng sinh dự phòng

– Người lành mang trùng phải dùng kháng sinh dự phòng như trên và dùng SAD ngay khi có triệu chứng

– Che miệng khi ho và hắt hơi

– Rửa tay và vệ sinh cá nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật