Không chủ quan khi dùng meloxicam trị bệnh xương khớp bạn nhé
5 thay đổi bạn cần biết khi ở tuổi 50 để sớm chấp nhận hơn
2 điều cần chú ý đặc biệt khi ngồi điều hòa không thể không biết
Nhiều người cho rằng các thuốc chống viêm không steroid cũ như aspirin indomethacin… sẽ gây tác dụng phụ loét đường tiêu hóa, và nghĩ rằng các thuốc chống viêm không steroid thế hệ mới như meloxicam thì khắc phục được tình trạng này. Vậy liệu meloxicam có an toàn như bạn nghĩ?
Cũng giống như một số thuốc chống viêm không steroid khác, meloxicam ức chế sự tổng hợp prostaglandin chất trung gian có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của quá trình viêm sốt đau Trên thực nghiệm lâm sàng thuốc ít có tác dụng phụ về tiêu hoá so với các thuốc ức chế không chọn lọc khác như aspirin nhưng không có nghĩa là không gây hại đường tiêu hóa. Chỉ có điều, mức độ gây hại này phụ thuộc vào liều dùng và sự khác nhau giữa các người bệnh.
Trong danh sách các tác dụng không mong muốn của thuốc này vẫn đề cập tới tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng chảy máu đường tiêu hóa tiềm tàng (tuy ít gặp nên vẫn cần thận trọng hoặc không dùng ở những người bệnh có tiền sử loét dạ dày tá tràng, người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu vì thuốc có thể gây loét dạ dày - tá tràng, gây chảy máu). Ngoài ra, các tác dụng phụ thường gặp hay dùng thuốc này gồm: rối loạn tiêu hóa buồn nôn nôn đau bụng táo bón chướng bụng tiêu chảy thiếu máu ngứa phát ban trên da đau đầu phù… mà người dùng cần lưu ý.
Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn của meloxicam nên dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong quá trình dùng thuốc có biểu hiện bất thường trên da niêm mạc hoặc có dấu hiệu loét hay chảy máu đường tiêu hóa phải ngừng thuốc ngay.
Do thuốc có thể gây chóng mặt buồn ngủ nên tốt nhất không dùng thuốc khi đang tham gia các hoạt động cần sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc. Người cao tuổi có chức năng gan thận và tim kém không nên dùng meloxicam. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng cuối vì sợ ống động mạch đóng sớm hoặc các tai biến khác cho thai nhi Bà mẹ cho con bú cũng không nên dùng thuốc này. Nếu cần dùng thuốc cho mẹ thì không nên cho con bú.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023