Mách bạn cách phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ bị tiêu chảy

Mẹ cần phân biệt được hai căn bệnh kiết lỵtiêu chảy xảy ra ở trẻ nhỏ để có hướng điều trị hiệu quả.

 

Kiết lỵ và tiêu chảy là hai bệnh xảy ra ở đường ruột, thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông. Chúng có những biểu hiện chung như đau bụng đi ngoài khiến bé bị mất sức. Nhiều mẹ thường không để ý phân biệt nên có những cách điều trị sai, tạm thời con khỏi bệnh nhưng về lâu dài lại gây nguy hiểm.spage1->

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ là vấn đề nhiễm trùng đường ruột, do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) hoặc do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra.

Một nguyên nhân phổ biến nữa dẫn đến kiết lỵ ở trẻ nhỏ đó là việc ăn uống không hợp vệ sinh. Thức ăn không được sơ chế sạch sẽ trước khi nấu hoặc bảo quản cẩn thận sau khi nấu rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các con vật như ruồi, muỗi từ đó gây bệnh cho con người.

Khi thấy con có một số biểu hiện cơ bản sau, rất có thể bé đã bị kiết lỵ:

– Đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu

– Đau bụng nhiều, đặc biệt là khi đi ngoài

– Trẻ bị sốt, ói và biếng ăn

– Luôn có cảm giác mót rặn

Các biến chứng nặng hơn trẻ có thể gặp phải:

– Trẻ nhỏ rặn nhiều có thể bị sa hậu môn

viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng

– Mắc hội chứng viêm kết niệu đạo kết mạc mắt

– Rối loạn chức năng vận động của ruột

– Nặng hơn có thể bị thủng ruột xuất huyết tiêu hóa

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy

Trẻ mắc tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như:

– Thông thường do virut Rota gây nên, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả thương hàn

– Ngoài ra, thức ăn, nước uống, đồ chơi bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng là một nguyên nhân.

Một số dấu hiệu ở trẻ cho thấy mắc tiêu chảy:

- Trẻ có biểu hiện sớm là mệt mỏi kém ăn, nôn trớ đột ngột

– Đau bụng nhiều

– Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày

– Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi

Nếu trẻ nhỏ mắc tiêu chảy mà mẹ không phát hiện để điều trị kịp thời, cơ thể có thể bị rối loạn các chất khoáng nhiễm trùng huyết, về lâu dài bị suy dinh dưỡng mất nước nhiều có thể dẫn đến tử vong

Điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ như thế nào cho đúng?

Cùng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nhưng mỗi bệnh có những cách điều trị riêng mẹ cần nắm được.

Đối với bệnh kiết lỵ:

- Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.

- Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: hạ na tri máu, hạ can xi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết

- Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm để ổn định dinh dưỡng



- Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc dùng thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)

Đối với bệnh tiêu chảy:

- Uống nhiều nước hoặc bú hơn bình thường để tránh mất nước. Tìm hiểu thêm về gói bù nước, điện giải oresol để chăm sóc cho bé.

- Tiếp tục cho ăn: cần cho bé ăn nhiều và đầy đủ bữa hơn để ổn định sức khỏe Có thể phân chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ để theo kịp sức khỏe của bé.

- Bổ sung kẽm: Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật