Những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh thủy đậu cho người thân trong gia đình

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do Virus Varicella gây ra và thường bùng phát thanh dịch vào mùa xuân. Vì vậy mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dịch bệnh này để phòng tránh đặc biệt là trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường này.

Triệu chứng

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước cũng có thể lan ra các màng nhầy. Đặc biệt là trong miệng và bộ phận sinh dục của trẻ.



Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao đau đầu đau cơ nôn ói, cảm giác ngứa ngáy vùng nổi mụn nước Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, da thâm nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo Nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ngứa có thể là dấu hiện đầu tiên của cơn bệnh. sốt nhẹ nhức đầumệt mỏi là điều thông thường.
   
Cách xử lí khi mắc bệnh

Khi bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khá năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà con làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn một số loại thực phẩm như hải sản thịt gà thịt vịt và thịt bò Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ Calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thâm sâu gây nhiễm trùng da Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm đê lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ co giật cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chấn đoán và điều trị kịp thời.

Cách đề phòng bệnh

Bạn nên cho con bạn tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu, để tránh lây truyền. Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối tránh được bệnh, vì người bị nhiễm bệnh ngay từ trước khi có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 giờ, đã có thể truyền bệnh cho người khác rồi. 



Do đó, điều tốt nhất là hãy cho trẻ đi tiêm ngừa thuốc tiêm ngừa thủy đậu đã được nhập vào nước ta. Tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đều có thể chích ngừa với loại thuốc này.

Ngoài ra bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.

Bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé dử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch Ưu điểm của những loại thực phẩm chức năng này là bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Qua đó giúp hình thành và củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi lại với các loại dịch bệnh lây lan trong thời điểm nắng nóng giao mùa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật