Phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ em và người lớn thế nào?

Sau các đợt lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại Khoa truyền nhiễm của các bệnh viện Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng chống bệnh kiết lỵ và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh.

Phòng chống bệnh kiết lỵ

Có mấy loại bệnh kiết lỵ?

Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn (Bacillary dysentery) do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (Amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp.

Phòng chống bệnh kiết lỵ ở người lớn

Muốn phòng bệnh kiết lỵ một cách có hiệu quả cần phải phát hiện sớm bệnh nhân và người lành mang khuẩn để cách ly và điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh... không để mầm bệnh có cơ hội lây lan, bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh.

Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản cẩn thận không để ruồi, nhặng bu bám; không ăn rau sống chưa được xử lý kỹ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt.

Phòng chống bệnh kiết lỵ từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày

Phòng chống bệnh kiết lỵ từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày

Xử lý nguồn phân và rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống, uống nước đun sôi và ăn các loại thức ăn đã được nấu chín.

Phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ

Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi.

Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.

Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh.

Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.

Các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày là cách phòng chống kiết lỵ hữu hiệu nhất

Các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày là cách phòng chống kiết lỵ hữu hiệu nhất

Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.

Phòng chống bệnh kiết lỵ khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.

Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé sử dụng cốm vi sinh với các thành phần chính như probiotics, prebiotics, các vitamin nhóm B, axit amin… để hạn chế tối đa bệnh tiêu chảy giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch

Bệnh kiết lỵ là bệnh trẻ em dễ mắc phải. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa và cho trẻ đi khám kịp thời khi có biểu hiện bệnh, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật