Phương pháp điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai

Hen phế quản là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản.

Hen là một bệnh được biết từ thời cổ đại, bệnh có thể biểu hiện thành những cơn hen cấp hay mạn tính.

Những biểu hiện của bệnh ở phụ nữ có thai là cảm giác như nặng ngực khó thở nhanh hoặc chậm, nói hổn hển, độ bão hòa ôxy giảm, nhịp tim nhanh, có thể có cơn co rút cơ hô hấp và thường ho nhiều về buổi tối thời tiết thay đổi

Tình trạng thai nghén ảnh hưởng đến bệnh hen do ảnh hưởng của sự thay đổi hoóc-môn như: cortison estradiol progesterol giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch

Ở những người hen phế quản khi mang thai có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh không thay đổi. Vì vậy, với phụ nữ mắc bệnh hen, cần kiểm soát tốt bệnh khi mang thai

Ngoài ra, BS. Nguyễn Thị Vân - Bộ Y tế cho biết thêm:

'Bệnh hen phế quảnphụ nữ mang thai nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg mổ lấy thai thai dị dạng, tăng tỷ lệ chết chu sinh đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc: salbutamol dạng xịt, salbutamol dạng uống ngừng trước 48 giờ khi đẻ, các thuốc corticoid dạng xịt tại chỗ rất tốt, không gây hại cho thai nhi Trong một số trường hợp hen nặng có thể sử dụng thuốc bằng đường toàn thân như prednisolone đường uống.

Người bệnh nên thường xuyên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn điều trị dự phòng cơn hen tái phát (điều trị kiểm soát bệnh), ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, duy trì các hoạt động bình thường, duy trì tốt chức năng hô hấp và đảm bảo được chất lượng sống tốt.

Điều trị cơ bản bao gồm thuốc chống lại tình trạng viêm sử dụng corticoid dạng xịt và thuốc làm giãn phế quản tác dụng kéo dài'.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật