Răng miệng - Tấm gương phản chiếu sức khỏe toàn diện

Nếu đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn thì răng miệng là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn diện. Hãy tìm hiểu về mối quan hệ khăng khít giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung cùng những việc mà bạn có thể làm để bảo vệ chính mình.

Quan hệ giữa răng miệng và sức khỏe

Giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, miệng là nơi có nhiều vi khuẩn - hầu hết trong số đó là vô hại. Thông thường hệ miễn dịch của cơ thể và thói quen chăm sóc răng miệng tốt như: đánh răng và súc miệng hàng ngày có thể giúp khống chế vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở vượt quá giới hạn kiểm soát, dẫn đến viêm nhiễm răng miệng như sâu răng viêm lợi

Ngoài ra, một số loại thuốc làm thông mũi, thuốc kháng histamin thuốc giảm đau và thuốc lợi tiểu - có thể làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt đóng vai trò rửa trôi thức ăn và trung hòa axít do vi khuẩn trong miệng tiết ra; từ đó, bảo vệ bạn khỏi sự tấn công hay phát triển quá mức của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn ở miệng và tình trạng viêm nhiễm liên quan đến bệnh viêm nha chu có thể là tác nhân chính gây ra một số bệnh khác cho cơ thể. Ngoài ra, một số bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến các vấn đề sức khỏe răng miệng thêm trầm trọng.  

Sức khỏe răng miệng là rất quan trọng

Sức khỏe răng miệng là rất quan trọng

Sức khỏe răng miệng liên quan đến bệnh nào?

- Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh tim chứng tắc động mạch và đột quỵ có thể liên quan đến sự nhiễm trùng, sưng viêm do vi khuẩn ở miệng gây ra.

- Mang thai và sinh nở: bệnh nha chu liên quan đến việc sinh non và sinh con nhẹ cân.

- Bệnh viêm màng trong tim (Endocarditis): Xảy ra khi vi khuẩn hay vi trùng từ bộ phận khác của cơ thể, như miệng, theo máu đến tim, bám vào màng trong tim và gây bệnh.

- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng khiến lợi dễ bị viêm. Người bị tiểu đường có khuynh hướng bị bệnh nha chu thường xuyên hơn và nặng hơn người bình thường. Ngược lại, người bị bệnh về nướu khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

- HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS thường bị các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như tổn thương màng nhầy gây đau ở miệng.

- Loãng xương: Loãng xương – chứng bệnh khiến xương yếu, giòn – có thể liên quan đến chứng mất xương hàm và mất răng.

- Alzheimer: Mất răng trước tuổi 35 có thể là nhân tố rủi ro báo hiệu bệnh Alzheimer về sau.

- Các loại bệnh khác: Sức khỏe răng miệng có thể còn liên quan đến nhiều chứng bệnh khác như hội chứng Sjogren (một bệnh tự miễn toàn thân trong đó các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tuyến ngoại tiết sản xuất nước mắt và nước bọt gây khô mắt và khô miệng) và rối loạn ăn uống. Vì những loại bệnh này liên quan đến nhau nên khi đi khám răng miệng, hãy cho bác sĩ biết bạn đã uống loại thuốc nào hay tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn – đặc biệt nếu bạn vừa bị một bệnh gì đó hay bị bệnh mãn tính như tiểu đường.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Súc miệng hàng ngày.

- Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hạn chế ăn vặt giữa các bữa chính.

- Thay bàn chải đánh răng sau 3-4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải mòn.

- Thường xuyên đi khám nha.

- Gặp bác sĩ nha khoa ngay khi các vấn đề răng miệng vừa xuất hiện. Hãy đầu tư chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng là đầu tư bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.      

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật