Tác nhân gây ra bệnh hen phế quản và phương pháp điều trị

Có nhiều tác nhân có thể gây ra các triệu chứng của hen phế quản và làm bệnh nặng thêm.

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây nên phù và hẹp đường thở, gây khó thở rít ho tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị.

BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia, cho biết:

'Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân. Ngoài ra, ảnh hưởng của các tác nhân này lên phổi cũng khác nhau ở mỗi người. Nói chung, độ nặng của các triệu chứng hen phế quản phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân kích hoạt nên các triệu chứng và phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.

Các tác nhân gây hen phế quản: gồm các tác nhân dị ứng như bụi, phấn hoa nấm mốc, lông vật nuôi, các thành phần của côn trùng thực phẩm và các tác nhân kích thích như nhiễm trùng hô hấp thuốc các yếu tố môi trường, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản các yếu tố cảm xúc, các yếu tố liên quan đến nội tiết tố…

Hen phế quản khởi phát ở người lớn thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, hầu hết vào độ tuổi trung niên và thường theo sau một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp Tác nhân kích thích đối với nhóm này về bản chất là thường không phải do dị ứng

Trong bệnh hen phế quản, sự phối hợp của các yếu tố viêm, co thắt phế quản và dị ứng (quá mẫn) gây nên hiện tượng khó thở ở thì thở ra. Kết quả là không khí cần phải được thở ra thật mạnh để có thể đi qua chổ hẹp, do đó tạo nên tiếng khò khè hay tiếng rít..

Người bị hen phế quản thường bị ho để có thể tống các nút nhầy trong phế quản ra ngoài. Sự suy giảm lưu thông không khí làm cho ít ôxy đi vào trong máu, và nếu nặng thì có thể khí carbonic (CO2) sẽ tích tụ nguy hiểm trong máu.

Điều trị:

Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản có tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc dãn phế quản) hoặc giảm viêm (thuốc corticosteroid). Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng.

Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Sự hấp thu của các thuốc dạng hít vào các nơi khác của cơ thể là rất ít. Do đó các tác dụng phụ ít gặp hơn so với các thuốc dạng uống.

Hen phế quản được xem là một bệnh mạn tính và cần dùng thuốc suốt đời. Do các tác nhân gây bệnh hen phế quản rất phức tạp và gần như không thể xác định được, nên cả Đông y và Tây y đều chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh tận gốc.

Tuy nhiên nếu bệnh được kiểm soát tốt thì người bệnh hoàn toàn có cuộc sốngtuổi thọ bình thường. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc mới trong điều trị hen phế quản dễ sử dụng hơn và giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bạn nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp hoặc miễn dịch - dị ứng để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật