Thủy đậu: Bệnh lành tính nhưng biến chứng khó lường

Bệnh thủy đậu do vi rút Varicella – Zoster gây ra, thường gọi là bệnh phỏng rạ, do da nổi lên những mụn nước giống như bị bỏng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và lây trực tiếp qua tiếp xúc với vẩy tiết trên da bệnh nhân hoặc vật dụng mang mầm bệnh.

1. Triệu chứng bệnh thủy đậu

Sau thời kỳ ủ bệnh 12 -15 ngày, bệnh khởi phát với sốt nhẹ viêm long đường hô hấp Sau đó rải rác trên da xuất hiện nốt phồng trên nền các nốt sẩn đỏ, nốt phồng chứa nước trong, nông, hơi ngứa, dễ vỡ, có vòng đỏ bao quanh. Các nốt phỏng xuất hiện thành nhiều đợt cách nhau khoảng  2 - 3 ngày. Trong vòm miệng hoặc âm đạo cũng có thể xuất hiện các nốt phỏng thủy đậu. Ngoài ra, các nốt này còn có thể xuất hiện hạch nách, hạch bẹn, cổ. Sau khoảng 24 - 48 giờ, các nốt phỏng ngả sang màu vàng, vỡ không để lại sẹo

Bệnh diễn biến lành tính, thường khỏi sau 1 - 2 tuần, có miễn dịch tương đối bền vững. Vì thế nên bệnh thường ở trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch

Tuy nhiên, thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, để lại di chứng, thậm chí lấy mạng người bệnh.

Như trường hợp của bé Bo August, 4 tuổi ở bang Massachusetts, Mỹ. Em đến bệnh viện khi bị phát ban xuất huyết đột ngột - một biến chứng của thủy đậu Diễn biến bệnh xấu khiến tính mạng bị đe dọa và phải ở chế độ chăm sóc đặc biệt. Bo August đã phải trải qua quá trình phẫu thuật với 12 lần gây mê, 3 lần ghép da, nhiều lần trao đổi huyết tương và phải tập xe lăn để phục hồi các chức năng. Đây là một minh chứng cảnh báo cho sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu.

2. Những biến chứng của bệnh thủy đậu

- Viêm da: Nốt phỏng biến chứng nhiễm trùng có mủ, khi khỏi có thể để lại sẹo sâu, hoặc gây nhiễm trùng lan tỏa. Nhiễm trùng huyết xảy ra ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém…

- Xuất huyết tại các nốt phồng thủy đậu: Thể bệnh thủy đậu xuất huyết, dịch tiết có máu, nốt thủy đậu lâu khỏi, lan rộng dần, thâm tím rất nhiều ngày mới trở lại da bình thường.

- Viêm hoại tử da: Đây là biến chứng nguy hiểm, da bị hoại tử từ những nốt thủy đậu, xuất hiện những ổ loét sâu, rỉ nước vàng khó liền, có nguy cơ bị hoại tử cả chi hoặc đe dọa tính mạng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

- Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não màng não… Sau đợt nhiễm vi-rút thủy đậu xuất hiện nhiễm trùng cơ hội gây viêm đường hô hấp hoặc viêm não…

- Viêm cầu thận cấp: Sau khi bị thủy đậu bệnh nhi  bị phù, nặng mặt tiểu ítnước tiểu có Albumin, hồng cầu bạch cầu trụ hạt…

3. Những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu

- bệnh thủy đậutrẻ suy dinh dưỡng nặng, do suy dinh dưỡng nên sức đề kháng giảm bệnh dễ biến chứng cần đưa đi khám bệnh để có biện pháp điều trị dự phòng biến chứng, và nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhi.

- Người lớn bị thủy đậu do chưa có miễn dịch: Bệnh thường diễn biến rất nặng, sốt cao, các nốt phổng to, xuất hiện nhiều dày đặc trên da… cần được điều trị hỗ trợ xử lý các triệu chứng bằng thuốc kháng vi rút truyền dịch kháng viêm, kháng histamin…

- Bệnh thủy đậu diễn biến kéo dài nhiều đợt (thường các nốt đậu mọc khoảng 4-5 đợt là bệnh lui). Đây là dấu hiệu suy giảm miễn dịch cần được điều trị hỗ trợ nâng cao chống đỡ hoặc thuốc kháng vi-rút.

- Trẻ em sau khi bị thủy đậu thấy nặng mí mắt, phù, đái ít… cần đưa đi bệnh viẹn để đề phòng biến chứng viêm cầu thận cấp sau thủy đậu.

- Các nốt thủy đậu thâm đen lan rộng dần hoặc loét chợt khó liền cần cảnh giác biến chứng viêm hoại tử da

- bệnh thủy đậu ở người nhiễm HIV, lao tiểu đường vì bệnh dễ có nhiều biến chứng nặng.

4. Chăm sóc, điều trị và phòng bệnh thủy đậu



- Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, có thể quản lý điều trị tại nhà. Khi trẻ em bị thủy đậu cần quản lý giám hộ, vệ sinh thân thể sạch sẽ, bôi thuốc sát trùng ngoài da (xanh metylen, betadin, milian…) tại các nốt thủy đậu nhằm hạn chế lây nhiễm. Những trường hợp nặng, hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ có thể cho uống thuốc kháng vi-rút (Acilovir) thuốc kháng histamin chống ngứa hoặc nhập viện điều trị khi có những biến chứng.

- Khi bị thủy đậu có những dấu hiệu nguy hiểm hoặc bất thường cần đưa đi bệnh viện khám và quản lý điều trị nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

- Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, cách ly trẻ bệnh với trẻ lành, có biện pháp ngăn ngừa không cho mầm bệnh lây lan. Người lớn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật