Trầm cảm sau sinh: Có thể hại con mà bạn không biết

Trên thế giới có khoảng 10% phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng suy nghĩ mệt mỏi buồn rầu, lo lắng kéo dài. Đây là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi sinh con Triệu chứng bệnh từ nặng đến nhẹ với những rối loạn từ thể chất đến tâm lý và không phải phụ nữ nào sau sinh cũng bị.

Thông thường, trong khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 6 sau khi sinh, một số phụ nữ sẽ trải qua hiện tượng được gọi là 'cơn buồn thoáng qua sau sinh', sản phụ thường thấy vui buồn bất chợt, quá nhạy cảm, tự nhiên khóc không rõ lý do, dễ bị kích động, khó tập trung… Tình trạng này được coi là bình thường nếu kéo dài không quá 10 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp gặp phải các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị rối loạn trầm cảm sau sinh

Rất nhiều bà mẹ mắc chứng bệnh này đã có những biểu hiện không bình thường như: không cho con bú hay cáu gắt một cách vô cớ. Như trường hợp của chị Nguyễn Minh Tâm (Hà Nội). Sau khi sinh được 2 tuần, chị Tâm thường cảm thấy buồn bã, cô độc, khép mình, không tiếp xúc với ai. Không như những bà mẹ khác, chị Tâm không chăm sóc, ôm ấp, bế ẵm con, chị thường cáu gắt vô cớ. Thậm chí, dù nghe thấy con khóc lạc cả giọng chị vẫn nhất quyết không cho con bú. Gia đình thấy chị Tâm có biểu hiện bất thường, liền đưa đến bệnh viện khám và điều trị. Sau một thời gian ngắn, chị Tâm đã khỏi bệnh và vui vẻ cho con bú trở lại khi em bé được 5 tháng tuổi.

Theo BS Mạnh Quân bệnh viện Tâm Thần Trung ương: Có những trường hợp đặc biệt hơn, sản phụ mắc trầm cảm sau sinh bị hoang tưởng có ảo giác, ảo thanh, không thể tự chủ được hành động của mình … người mẹ có thể giết con mà không hay biết.

Chị Nguyễn Thị Thúy (Hậu Giang), do nghi ngờ chồng ngoại tình nên đã sát hại 2 đứa con của mình một cách dã man, người mẹ này đã treo cổ 2 con của mình cho đến chết rồi bọc vào khăn tắm, sau đó đem xác bỏ vào rừng.

Chị Vũ Thị Gái (Hà Nội) cũng đã sát hại con vì stress sau sinh do chồng và gia đình thiếu sự tâm lý trong cách ứng xử. Bị mẹ chồng quát mắng vì không làm việc nhà, trong lúc cạn nghĩ, chị Gái đã nảy sinh ý định tự tử cùng với con ruột của mình. Chị Gái đã đâm chết bé gái bằng 7 nhát dao, sau đó tự đâm mình 3 nhát. Kết cục đau đớn là đứa con chết, chị Gái sống dở, chết dở chịu mức án 15 năm tù giam vì tội giết người.

Theo BS Nguyễn Văn An, Chuyên khoa Nội – bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau sinh, bao gồm các triệu chứng thường gặp sau:

- Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé

- Sao nhãng trong việc chăm sóc con

- Cáu ghắt với người khác

- Dễ lo âu và hoảng sợ

- Buồn bã

- Cảm thấy có tội

- Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưu thích trước kia

- Giảm thiểu giao tiếp với người khác

- Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)

- Ăn uống thất thường

- An ủi không đem lại kết quả

- Cảm thấy trống rỗng

- Cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực

- Không cảm thấy thoải mái trong quan hệ tình dục

- Giảm khả năng diễn đạt chính xác khi nói hoặc viết

- Tuyệt vọng

- Lòng tự trọng thấp 

Điều trị trầm cảm sau sinh thế nào?

Nguyên tắc điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác chủ yếu với chồng và con. Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ tuy nhiên dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp.

Một số mẹo nhỏ có thể giúp ngăn ngừa và hạn chế căn bệnh này:

- Tham gia các lớp học dành cho đối tượng làm cha làm mẹ do bệnh viện tài trợ

- Lên kế hoạch về tiền bạc liên quan mật thiết với chuyện em bé sắp ra đời

- Nghĩ ra các cách thức nhằm chia sẻ trách nhiệm chăm sóc em bé. Ví dụ, người cha có thể lo việc cho bé ăn đêm theo công thức có sẵn hoặc chuẩn bị bình sữa cho bé bú

- Chú ý dồn tâm trí đến các vấn đề quan hệ gia đình trước khi em bé chào đời

- Thuê người giúp việc hoặc nhờ người thân trong gia đình trông giữ giùm em bé mỗi tuần một lần

- Hiểu rằng đời sống tình dục sẽ thay đổi sau khi sinh và có thể không trở lại bình thường trong vòng một năm hoặc lâu hơn.

- Tìm kiếm nhóm tương trợ cùng cảnh ngộ, những người mới làm bố, hoặc tra cứu thông tin về trầm cảmcung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản, nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh

Nếu các cách trên không có hiệu quả thì tốt nhất bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý’.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật