Triệu chứng lâm sàng của áp xe phổi: Biết để điều trị sớm

Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. Triệu chứng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu.

Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn, bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch nghiện rượu thuốc lá đái tháo đường ở các bệnh phổi mạn tính. Diễn tiến bệnh tùy thuộc vào chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ liệu trình.

Nguyên nhân chính của áp-xe phổi là do vi khuẩn có thể do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành

Điều trị áp-xe phổi gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Về việc điều trị cho bệnh nhân áp-xe phổi, TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết: Áp-xe phổi là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tửnhu mô phổi, tạo nên một hay nhiều hang chứa mủ.

Bệnh do các loại vi khuẩn ký sinh trùng nấm và nhiều tác nhân khác gây nên. Áp-xe phổi là bệnh có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị nội khoa cần sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao theo kháng sinh đồ, khi cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Thời gian điều trị kháng sinh phải dựa trên lâm sàng và Xquang, thông thường là từ 6 - 8 tuần.

Điều trị áp-xe phổi đã hết sốt, không ho không còn đàm mùi hôi là đã khỏi trên lâm sàng. Tuy nhiên, các triệu chứng X-quang thường giảm chậm hơn, sau khoảng 4 - 6 tuần, chỉ khi cả triệu chứng lâm sàng và X-quang (chụp thường và chụp cắt lớp) đều ổn định thì mới xác định là khỏi áp-xe phổi.

Do vậy, người bệnh cần đi chụp X-quang để xem đã khỏi hẳn chưa. Ngoài ra cần soi, chụp phế quản để kiểm tra lại và cần tiếp tục theo dõi trong nhiều tháng sau. Bội nhiễm lao là một trong những biến chứng của áp-xe phổi. Tuy nhiên, nếu điều trị áp-xe phổi tốt thì không phải lo đến biến chứng này'.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật