Triệu chứng trẻ bị kiết lỵ và cách chăm sóc sao cho đúng
Triệu chứng trẻ bị kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ thường có 2 dạng là lỵ amip và lỵ trực trùng, nên có các biểu hiện khác nhau, do đó cha mẹ nên chú ý những biểu hiện của trẻ để có thể tự chẩn đoán cho bé nhà mình.
- Những triệu chứng của bệnh lỵ amip: Trẻ đau bụng thường có biểu hiện đau quặn theo từng cơn, triệu chứng trẻ bị kiết lỵ là sốt cũng như có cảm giác ớn lạnh, số lần trẻ đi vệ sinh nhiều lần, cùng với biểu hiện đi phân có dịch nhầy cùng với mủ.
- Trẻ bị kiết lỵ do trực trùng: Trẻ đau bụng và có biểu hiện bị tiêu chảy nhẹ. Đau rát vùng hậu môn, kèm theo cảm giác muốn đi đại tiện
Triệu chứng trẻ bị kiết lỵ thường dễ nhần lẫn với triệu chứng tiêu hóa
- Bị sốt cao
- Phân nhà và có máu, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày với số lượng phân ít.
- Trẻ nhỏ có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.
- Triệu chứng trẻ bị kiết lỵ tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột
- Triệu chứng toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân kiết lỵ có thể có triệu chứng nhiễm khuẩn, suy mòn...
Vậy khi trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì mới tốt nhất?
Sau khi phát hiện trẻ bị bệnh kiết lỵ cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Với câu hỏi, trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì? Thì bậc phụ huynh cần xây dựng thực đơn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như: tinh bột chất xơ chất đạm cùng với vitamin trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, nhưng cha mẹ nên chú ý đến cách chế biến để cho trẻ hấp thụ được một cách tốt nhất.
Chăm sóc trẻ bị kiết lỵ cha mẹ cần hết sức chú ý
Thức ăn cho trẻ bị bệnh kiết lỵ cần được chế biến ninh nhừ cũng như nấu loãng, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Bố mẹ có thể nấu cháo, nấu súp cho trẻ dễ ăn. Các thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng khi trẻ bị kiết lỵ là những nhóm thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc cùng với các loại rau củ có nhiều tinh bột. Bố mẹ nên dựa vào các triệu chứng trẻ bị kiết lỵ để có chế độ chăm sóc hợp lý.
Do trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, nên sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể của bé bị thiếu nước, bố mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch Oresol Hoặc có thể cho trẻ uống nước dừa nước muối hay nước gạo rang.
Nên nấu những món ăn có vị nhạt cho trẻ, không có nhiều chất xơ cũng như ít dầu mỡ để trẻ dễ tiêu hóa Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no một lúc. Cha mẹ nên bổ sung rau củ quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cũng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây cho dễ uống. Chú ý bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ như: lá chè ngó sen ổi.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:00 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023