Tuyệt chiêu đánh tan cơn say xe ngày tết, bạn không biết cực phí

Những biện pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng say xe khi về nhà dịp Tết.

Chống say tàu xe luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của những người sắp phải đi xa. Đặc biệt là khi Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, tình trạng nhồi nhét hành khách của các nhà xe trong dịp lễ tết là điều kiện thuận lợi để việc say xe dễ hơn và nguy cơ biến chứng cũng tăng.

Say xe là cảm giác khi chúng ta ngồi trên phương tiện giao thông di chuyển, hay ngồi trên đu quay giải trí… Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân.

Cảm giác say xe xuất hiện khi mắt, tai trong và thân mình chuyển các tín hiệu thần kinh ghi nhận được lên não một cách không giống nhau. Khi bạn ngồi trên ô tô, tai trong sẽ cảm nhận sự di chuyển của xe trong khi mắt lại không cảm nhận được đầy đủ.

Triệu chứng khi say xe bao gồm buồn nôn nôn, mặt tái, đổ mồ hôi mệt mỏi tiết nước bọt thở nhanh, da lạnh chóng mặt Đây là những triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của chứng say tàu xe.

Với những người bình thường, sự khó chịu này sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Song, đối với những người bị mắc bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn, thậm chí kéo dài nhiều ngày sau chuyến đi. Đặc biệt, nhiều trường hợp bị say tàu xe do nôn nhiều dẫn đến mất nước rối loạn điện giải có thể bị tụt huyết áp xỉu, suy thận cấp.

Đây là các 'biến chứng' của say xe. Đối với những trường hợp say xe có triệu chứng nôn nhiều, kéo dài và không uống được nước cần phải vào viện truyền nước.

Nếu thường xuyên bị say tàu xe, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây để phòng và giảm các triệu chứng này:

1. Thuốc chống say

Cách hiệu quả và thông thường nhất để chống say tàu xe là uống thuốc chống say xe. Trước khi lên xe 10 - 15 phút, bạn uống 1 viên thuốc chống say như touristil để phòng tránh say xe. Với những người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trẻ em cho uống với liều lượng ít hơn.

Trong trường hợp không muốn uống thuốc bạn có thể sử dụng miếng dán dưới tai.

2. Gừng tươi

Gừng có công dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm sự hoạt động của Histamine nên sẽ làm giảm co thắt cơ trơn giảm dị ứng với các protein lạ, chống say xe.

Bạn có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Ngoài ra, một số phương pháp như cắt một miếng gừng dán vào rốn, nhai một nhánh gừng hoặc ngậm kẹo gừng khi ngồi trên xe ô tô đều rất hiệu quả.

3. Dầu gió

Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương 2 huyệt nội quan (giữa 2 gân tay, phía bên trên và cách lằn chỉ cổ tay khoảng 3 - 4cm), huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên) và 2 huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó che đi bằng băng.

4. Vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 1 giờ, lấy vỏ quýt gấp đôi lại, đặt vào giữa 2 lỗ mũi và dùng tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít nhiều lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe, bạn cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào tinh dầu quýt có tác dụng chống co thắt dạ dày ruột nên sẽ chống nôn khi đi tàu xe. Tinh dầu quýt còn giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh.

5. Dấm ăn

Uống 1 ly nước ấm có pha dấm trước khi lên xe cũng là một cách hữu hiệu nếu bạn không muốn bị say xe.

6. Ấn huyệt nội quan

Phương pháp này thường được các bác sĩ Đông y áp dụng. Huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, trong khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan, cảm giác say xe sẽ giảm rõ rệt.

7. Nghe nhạc, nói chuyện

Nghe nhạc hoặc nói chuyện với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn phân tâm, quên đi cảm giác say và mệt mỏi. Đồng thời, bạn cũng tránh đọc sách hoặc chơi các trò chơi điện tử trên xe. Đọc sách trên xe khiến tầm nhìn của bạn cố định, trong khi tai và cơ thể vẫn thu được tín hiệu chuyển động, bởi thế bạn sẽ bị chóng mặt.

8. Ngồi ghế trước

Để hạn chế nguy cơ bị say xe, tốt nhất bạn nên chọn ghế trước để ngồi. Ngoài ra, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Đồng thời, hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng quên đi cảm giác say xe hơn.

9. Hít thở không khí trong lành - mở cửa sổ

Nếu có thể thì bạn hãy tránh xa mùi thuốc lá mùi nước hoa hoặc các chất tạo mùi khó chịu trên xe đồng thời mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên. Điều này cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

10. Tránh nhịn đói hoặc ăn quá no

Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn các loại đồ ăn thanh đạm ở mức vừa phải. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có gas, có cồn và một số chất kích thích đầy hơi như đồ nếp đậu tương trứng lạc… Những thực phẩm giàu chất béo hoặc nặng mùi này sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật