Viêm khớp vai - Nguyên nhân, cách điều trị viêm khớp vai

Viêm khớp vai là bệnh lý cơ xương khớp khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Bệnh gây ra nhiều cơn đau khi hoạt động, vì thế người bệnh thường bị hạn chế chức năng vận động của tay. Vậy bệnh xuất phát từ đâu và cách điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

Viêm khớp vai ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?

Bệnh có tên khoa học là Periarthritis humeroscapularis. Đây là dạng bệnh lý tại bộ phận, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc phần mềm nằm xung quanh khớp vai, dần dần gây ra viêm khớp bả vai.

Cụ thể, những bộ phận quanh khớp vai thường bị ảnh hưởng là cơ gân, bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng dây thần kinh mạch máu Bệnh gây ra các cơn đau ở vai, dẫn tới có thể bị viêm khớp vai trái, phải đau rãnh chữ V của cơ delta. Để lâu một thời gian, bệnh sẽ chuyển sang viêm khớp vai cấp, làm xuất hiện các cơn đau lan xuống hai cánh tay, bàn tay và ngón tay.

Các cơn đau xuất hiện theo kiểu cơ học, có nghĩa là tăng mạnh khi người bệnh hoạt động, gắng sức làm việc hoặc khi nằm nghiêng, đặc biệt là ở tư thế tỳ vào vai. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn thì cơn đau mới dần thuyên giảm. Vì thế, bệnh gây ra nhiều hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chức năng vận động của cánh tay.

Nguyên nhân

Khớp vai là bộ phận phải hoạt động thường xuyên nên việc bị ảnh hưởng dẫn tới viêm đau là điều dễ hiểu. Ngài ra, còn có khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng tới bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:

- Chấn thương thể thao là một trong những nguyên nhân viêm khớp vai phổ biến nhất



Viêm khớp vai do chấn thương trong thể thao
Viêm khớp vai do chấn thương trong thể thao

- Độ tuổi: Bệnh thường bắt gặp ở người trưởng thành, cụ thể là người trung niên và cao tuổi, nhất là những người trong độ tuổi từ 40 đến 60. Trẻ em và trẻ vị thành niên ít mắc bệnh.

- Giới tính: Giới tính cũng là một trong những nguyên nhân viêm khớp vai hàng đầu. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nhiều so với nữ giới. Lý do là vì nam giới thường xuyên phải làm những công việc nặng hơn, đòi hỏi sức nâng từ tay và vai nhiều hơn.

- Công việc: Người làm công việc lao động chân tay, đặc biệt là những công việc thường phải giơ tay cao hơn đầu, ví dụ như thợ quét sơn, thợ trát trần nhà, công nhân sửa những máy móc cao hơn vai,...

- Chấn thương: Những người có tiền sử chấn thương vai, có thể là do tai nạn giao thông lao động, chơi thể thao khiến ngã chống thẳng bàn tay hay khuỷu tay xuống nền gây lực dồn lên vai, chấn thương phần mềm quanh khớp vai,... thường dễ bị viêm ở khớp vai. Sau khi bị gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai,...

- Đã từng phẫu thuật vùng khớp vai, mổ hoặc nắn các xương liên quan khớp vai như xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn. Những người phải nằm bất động trong thời gian dài do gãy xương cánh tay, do bệnh goutte,...

- Một số bệnh lý khác: Đối tượng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đái tháo đường các bệnh ở lồng ngực, phổi đột quỵ não đau thắt ngực là đối tượng dễ bị viêm khớp vai. Bệnh thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay gây lắng đọng canxi gây rách hoặc đứt gân chóp xoay viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay,... cũng gây ra tình trạng viêm khớp bả vai.

Phương pháp điều trị

Quá trình điều trị bệnh bao gồm đợt điều trị cấp và đợt điều trị duy trì. Để đạt được hiệu quả tích cực nhất, người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, như chữa nội khoa, ngoại khoa, tập vật lý trị liệu,...

Dùng thuốc kết hợp tập vật lý trị liệu góp phần điều trị bệnh hiệu quả

Ngay khi xuất hiện các cơn đau viêm khớp vai cấp người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây y giúp giảm đau chống viêm. Cụ thể:

- Thuốc giảm đau thông thường: Các loại thuốc phổ biến là Acetaminophen 0,5g x 2 - 4 viên/24h, Acetaminophen kết hợp codein


Dùng thuốc kết hợp điều trị vật lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt
Dùng thuốc kết hợp điều trị vật lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt

- Tiêm Corticoid tại chỗ, áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần: Sử dụng thuốc Methylprednisolon acetat 40mg Các loại thuốc này có thể tiêm 1 lần duy nhất để cắt cơn đau, hoặc sau 3 - 6 tháng mới tiêm nhắc lại khi xuất hiện cơn đau.

- thuốc chống thoái hóa khớp: Những loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm bao gồm Glucosamin sulfat 1.500mg x 1 gói/24h, Diacerein 50mg 1 - 2 viên/ ngày. Duy trì dùng thuốc trong 3 tháng liên tục.

Xây dựng chế độ tập luyện khoa học



Kết hợp dùng thuốc và luyện tập để phục hồi chức năng khớp vai, giúp khớp vai nói riêng và cơ thể người bệnh viêm khớp vai khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Trong giai đoạn đầu thì nên cho vai nghỉ ngơi, đặc biệt là khi xuất hiện các cơn đau.

Đối với thể đông cứng khớp vai thì nên tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa. Sau khi điều trị bệnh viêm khớp vai có hiệu quả thì tiếp tục tập phục hồi chức năng khớp vai.

Không nên gắng sức lao động quá nặng, nhất là tránh các động tác dang tay quá mức hoặc nâng tay lên cao quá vai,...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật