Đột quỵ não - Dự phòng như thế nào để đem lại hiệu quả?

Cơn đột quỵ não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Đột quỵ não có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần có các biện pháp để dự phòng hiệu quả và kịp thời.

Dự phòng đột quỵ não bao gồm

Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ

- Điều trị rối loạn lipid máu: Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống nhằm điều chỉnh rối loạn lipid máu trong đó đặc biệt làm giảm cholesterol Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng cholesterol là một yết tố nguy cơ độc lập của đột quỵ não. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần.

- Kiểm soát đường huyết: để làm giảm nguy cơ đột quỵ não. Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ ở những bệnh nhân đái tháo đường cao hơn so với những bệnh nhân không đái tháo đường Có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống tập thể dục, kiểm soát cân nặng và thuốc điều trị. Kiểm tra đường huyết thường xuyên để có phương pháp điều trị thích hợp.

- Kiểm soát trị số huyết áp: Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg để làm giảm các biến chứng về tim mạch thận và tỉ lệ tử vong Tích cực sử dụng các biện pháp phòng chống thừa cânbéo phì ăn nhạt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.

Đột quỵ não hết sức nguy hiểm

Đột quỵ não hết sức nguy hiểm

Liệu pháp thay đổi lối sống

- chế độ ăn uống: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo; kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì

- Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý: Ăn mặn làm tăng huyết áp Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 6g muối ăn mỗi ngày. Những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày thì sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp hoặc biến chứng tim mạch Chế độ ăn ít kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn

- Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ gây vữa xơ động mạchbệnh mạch vành tăng gấp đôi, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: nguy cơ đột quỵ não sẽ dứt hẳn sau một vài năm ngừng hút thuốc lá

Có nhiều thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Có nhiều thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

- tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ như làm hạ huyết áp giảm béo phì hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch Thể dục làm giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim do đó cũng làn giảm tỉ lệ đột quỵ não. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đểu đặn đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ đột quỵ tới 30%, nếu tăng cường vận động đi bộ đường dài còn có thể giảm gần 40% tai biến mạch máu não, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần cũng rất hữu ích.

- Duy trì giấc ngủ 7h mỗi ngày: Theo các nhà khoa học Đại học Harvard, ngủ li bì hơn 10 tiếng một đêm có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 63% so với giấc ngủ kéo dài khoảng 7 tiếng. Và những người mắc chứng ngáy ngủ, nghiên cứu trên cũng chỉ ra những người đó có nguy cơ đột quỵ cũng như bệnh tim mạch và tiểu đường cao hơn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện đều đặn ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám tầm soát các nguy cơ tai biến mạch máu não và ngăn chặn kịp thời hiệu quả.

Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc

Cục máu đông là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp đột quỵ não. Ở những bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông cao có thể cần sử dụng các thuốc chống đông. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc Tây y dùng trong dự phòng bao gồm các thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu Thuốc có lợi ích dự phòng lâu dài cho nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm rung nhĩ tình trạng tăng đông… Chủ yếu hay dùng:

- Aspirin: Với bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu cao (tiền sử đột quỵ nhồi máu cơ tim bệnh động mạch ngoại vi, đái tháo đường) dùng aspirin giảm được nguy cơ xảy ra đột quỵ não (xấp xỉ 19%); và giảm đột quỵ tái phát trong 3 năm (xấp xỉ 19-23%). Tác dụng không mong muốn chủ yếu của aspirin là gây biến chứng chảy máu đường tiêu hoá.

- Dypiridamol: Thuốc giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu và ở bệnh nhân đột quỵ trước đó. Dypiridamol không gây biến chứng chảy máu tiêu hoá nhưng gây đau đầu trong một số trường hợp người bệnh không tiếp tục điều trị thuốc này được.



- Clopidogrel: Thuốc làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Thuốc ít gây biến chứng chảy máu tiêu hoá so với aspirin

Tuy nhiên, các thuốc này không làm tiêu cục máu đông và không thể tái lập nhanh tưới máu não trong giai đoạn cấp. Hơn nữa, tác dụng không mong muốn mà chúng đem lại lại rất nguy hiểm, nguy hiểm nhất là biến chứng chảy máu đường tiêu hóa Để giảm các tác dụng không mong muốn mà vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong dự phòng đột quỵ não, các chuyên gia khuyên nên các thành phần chiết xuất tự nhiên (fruitflow, lumbrokinase, nattokinase,…)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật