Làm thế nào để chăm sóc khi trẻ em đã mắc tiểu đường?
Những loại đồ uống cản trở hấp thu canxi khiến bé ngày càng thấp còi
4 loại đồ uống "độc" nhất với trẻ, loại cuối dù chỉ uống 1 ngụm cũng tổn hại não bộ
Căn bệnh mãn tính không có thuốc chữa
Tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc-môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều tiểu ban đêm và do đó làm khát nước
Trong Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường của WHO, vào năm 2012 bệnh này đã gây ra 1,5 triệu ca tử vong và 2,2 triệu trường hợp có nồng độ đường huyết cao hơn mức cho phép.
Tiểu đường có hai loại: tuýp 1, 2 với các dấu hiệu chung: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút nhiều. Trong đó tiểu đường tuýp 1 nặng hơn.
Đây là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà phải dùng thuốc hàng ngày (trừ Tiền đái tháo đường đái tháo đường thai kỳ đái tháo đường do dùng thuốc hóa chất)
Phương pháp điều trị tiểu đường hiện là tiêm insulin và uống thuốc Nếu insulin là một loại hoóc-môn có bản chất protein duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết; thì thuốc được coi là ‘dinh dưỡng’ trong điều trị tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đang có nguy cơ trẻ hóa (ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân mắc tiểu đường khi còn rất trẻ
Hiện rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi. Năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.
Thậm chí, nhiều cháu bé mới được 2-3 tháng tuổi đã mắc bệnh và diễn tiến bệnh rất nhanh.
Nguyên nhân được nhận định là do:
Di truyền tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh của trẻ, có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Thừa cân béo phì Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2
Bỏ bữa sáng. Là một yếu tố nguy cơ gây tiểu đường, theo 1 nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ)
Ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo rất có hại, đặc biệt là với trẻ em béo phì là 1 nguyên nhân dẫn đến tiểu đường
Theo BSCKII. Vũ Thị Lừu-Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, uống nhiều nước ngọt là không tốt nhưng chưa chắc đã gây tiểu đường.
Ngoài ra, có 1 số yếu tố không ngờ dẫn đến căn bệnh này như uống quá nhiều cà phê; Tiêu thụ lượng calo cao; làm việc căng thẳng…
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:06 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:06 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:03 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:03 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:09 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:07 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:01 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:06 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023