Mách mẹ cách phát hiện và chăm sóc bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em nhất là sốt phát ban ở trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ ít nguy hại cho sức khỏe của bé.

Các dấu hiệu nhận biết sớm sốt phát ban ở trẻ em

Thông thường sau khoảng thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi có triệu chứng là từ 1 đến 2 tuần. Trẻ bị sốt phát ban sẽ có triệu chứng thường gặp như sau:

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh do sức đề kháng của con con kém

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh do sức đề kháng của con con kém

Sốt

Dấu hiệu điển hình sẽ là những cơn sốt bất ngờ và nhiệt độ lên rất cao. Trẻ có thể bị sốt lên tới 40 độ và cơn sốt khó cắt mặc dù đã uống thuốc hạ sốt phải từ 3 – 7 ngày mới có thể hết.

Xuất hiện nốt ban đỏ

Sau khi cắt cơn sốt thì trên cơ thể các bé thường xuất hiện những nốt nổi đỏ như đầu tăm, lấm tấm. Chúng thường ở trên thân mình ở các khu vực như ngực, lưng bụng và có thể cả ở trên cổ, cánh tay... Những ban đỏ này có đặc điểm là thường phẳng và ấn vào xung quanh tạo thành một quầng trắng. Ban không gây ngứa cũng như khó chịu.

Một số triệu chứng đi kèm hay gặp

Bên cạnh triệu chứng sốt và nổi ban điển hình thì sốt phát ban ở trẻ em cũng xuất hiện đi kèm các triệu chứng như người cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Kém ăn, ăn không ngon miệng. Rối loạn tiêu hóa tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra có thể xuất hiện một số biểu hiện đi kèm như đau họng sưng hạch ở cổ...

Hướng dẫn cách đo nhiệt độ chuẩn nhất khi bé bị sốt phát ban

Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để trẻ sốt cao sẽ có thể bị giật kinh. Nếu để bị giật kinh sẽ dẫn đến các biến chứng như bất tỉnh, tay chân giật, mắt trợn lên và nặng nhất có thể gây tổn thương não bộ của bé.

Do đó, cha mẹ cần phải phát hiện và đo nhiệt độ thật chính xác để nhanh chóng tìm cách xử lý bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Theo đó, đối với mỗi đối tượng trẻ em khác nhau các bạn cần chọn cách đo nhiệt độ sao cho phù hợp.

Đối với trẻ em từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nên sử dụng cặp nhiệt đô điện tử đo ở hậu môn sẽ giúp đo nhiệt độ nhanh chính xác chỉ sau 30s.

Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên bố mẹ có thể sử dụng nhiệt kế điện tử đo ở tai và trán. Vừa giúp đo nhanh và dễ dàng hơn với những bé không chịu cặp nhiệt độ ở nách.

Đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi các bạn có thể cho bé ngậm nhiệt kế điện tử vào trong miệng sẽ giúp đo nhiệt độ chính xác hơn.

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt phát ban tại nhà

Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Nếu bé nhà bạn sốt từ 38 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Lau mát cho bé bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ

Khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn gừng hấp mật ong

Điều trị sốt phát ban bằng thực phẩm

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa như cháo, súp sữa Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường:

Theo lời khuyên của các bác sĩ thì những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng   chống lại sốt phát ban ở trẻ sơ sinh.

Đặc biệt những bé bị sốt phát ban cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng

Các mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.

Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ trong trường hợp bé bị sốt quá cao, bởi vì bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt hơn 39,5 độ C.

Cần nhanh chóng hạ sốt cho con

Cần nhanh chóng hạ sốt cho con

Khi nào cần đi khám

- Trẻ bị sốt co giật

Trẻ có thể bị giật kinh khi nhiệt độ cơ thể bất thình lình lên cao quá nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt cao mà không giật kinh thì có nghĩa là em sẽ không giật.

Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt cao các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Còn trong trường hợp, tự nhiên trẻ bị giật kinh thì mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

- Sốt kéo dài

Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài trong 1 tuần hoặc nổi ban đỏ kéo dài hơn 3 ngày thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ nhà bạn bị sốt phát ban mà bạn có hệ miễn nhiễm kém thì hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình để được tư vấn, bởi vì nếu tiếp xúc lâu với bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bạn có thể bị bệnh nặng hơn trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật