Nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Sốt có thể do nhiễm trùng hoặc một lý do nào khác.

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn so với mức bình thường. Đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng. Chính vì vậy, bố mẹ nên quan sát những biểu hiện gì khác ở trẻ để tìm hiểu nguyên nhân gây sốt và có hướng xử trí phù hợp.

Một số nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ:

1. Sốt không do nhiễm trùng:

- Do tiêm chủng: trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc sau tiêm phòng vắc-xin.

- Do mọc răng: trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc chảy nước miếng ngứa lợi chán ăn

- Do cảm nắng thông thường

- Do mặc quá nhiều quần áo: trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.

- Bệnh về máu, ung thư… 

2. Sốt do nhiễm trùng:

- viêm tai giữa: trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn ù tai đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có biểu hiện bằng cách kéo tai.

- nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm họng viêm phế quản viêm phổi với biểu hiện là sốt cao, thở nhanh bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ, khi bệnh nằng trẻ có thể tím tái mô và móng tay

- Nhiễm trùng đường tiểu: trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát nước tiểu đục

- Nhiễm trùng huyết: trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, ngủ li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể phát ban da.

- Viêm màng não: sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng ( trẻ không cử động cổ được, không cúi được), nhạy cảm với ánh sáng nôn mửa li bì.

- Sốt do sởi sốt xuất huyết dengue thủy đậu…

- Trẻ cũng bị sốt khi mắc bệnh tay chân miệng triệu chứng gồm có: trẻ bị nổi phỏng rộp ở gan bàn chân bàn tay trong miện làm cho trẻ ăn, uống khó khăn nên khóc nhiều.

- Thương hàn: nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn. Trẻ thường sốt cao liên tục trên 5 ngày đau bụng bụng chướng, nôn tiêu chảy hoặc táo bón

- Lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm biếng ăn sụt cân ho nhiều, ho ra máu… không đáp ứng với kháng sinh thông thường.

Cách xử trí khi trẻ bị sốt

Khi thân nhiệt của trẻ trên 37oC thì gọi là sốt. Khi đó phụ huynh nên cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, 2-3 tiếng/1 lần để biết mức độ sốt và quy luật của các cơn sốt nhằm cung cấp cho bác sỹ những thông tin cần thiết. Cần cung cấp nhiều nước và cởi bớt quần áo hoặc tã lót và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Cần cho trẻ uống nhiều nước và oresol ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng

Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao hoặc có nguy cơ co giật: thuốc thông dụng là paracetamol nên dùng theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện được thì bạn nên nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh để các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật