Những sai lầm trầm trọng của mẹ khi trị sổ mũi cho bé nên bỏ ngay

Hầu hết bà mẹ đều tự trị sổ mũi cho bé theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều mẹ mắc những sai lầm trầm trọng, khiến bệnh nặng hơn, làm hại đến sức khỏe trẻ.

Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé

Khi bé bị sổ mũi, nhiều mẹ truyền tai nhau cách ép tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi bé. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là quan niệm rất sai lầm. Bởi dù tỏi và muối đều có chứa các chất giúp kháng khuẩn và diệt trùng rất tốt, nhưng nếu dùng nước ép tỏi nhỏ vào mũi bé thì rất nguy hiểm. Bởi nước ép tỏi rất cay, khi nhỏ vào sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị bỏng rát, phù nề.  Nếu trẻ dưới 3 tuổi thì nguy cơ bỏng niêm mạc mũi càng cao hơn.

Trường hợp trẻ bị bỏng vùng niêm mạc của mũi, nếu mẹ không kịp thời phát hiện và đưa con đi diều trị có thể dẫn đến hoại tử Bên cạnh đó, việc nhỏ nước ép tỏi vào mũi còn khiến con đau rát khó thở và phải thở bằng miệng. Hít thở bằng miệng liên tục dễ dẫn tới viêm họngviêm phổi do không khí không được lọc sạch và làm ấm khi vào cơ thể. Do đó, với trẻ nhỏ mẹ không nên áp dụng cách này để trị sổ mũi.

Hút mũi cho trẻ bằng miệng

Tình trạng sổ mũi ở trẻ thường dẫn đến hiện tượng ngạt mũi do quá nhiều đờm bít tắc bên trong, khiến bé khó thởthở khò khè Nhiều mẹ thường xử lý bằng cách dùng miệng của mình để hút mũi cho con.

Cách làm này dù mang đến lợi ích tức thì là khơi thông đường mũi cho trẻ nhưng thực chất lại lợi bất cập hại. Bởi miệng là khu vực chứa đầy các vi khuẩn gây bệnh. Khi dùng miệng để hút mũi sẽ khiến các mầm bệnh này dễ dàng xâm nhập vào mũi, khiến tình trạng sổ mũi càng nặng thêm, thậm chí còn khiến con mắc thêm nhiều bệnh khác.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên tùy tiện dùng xilanh đưa nước vào mũi cho con để rửa. Bởi nếu làm không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, con có thể bị sặc nước, dẫn tới nước tràn vào màng phổi, vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Rửa mũi quá nhiều

Nhiều bà mẹ khác, do quá cẩn thận nên thường xịt và rửa mũi cho con nhiều lần trong ngày, dù con không bị ngạt hay viêm mũi Mẹ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp con phòng tránh được sổ mũi và cách bệnh về đường hô hấp Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và còn gây hại cho trẻ. Bởi rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Chất nhầy này có tác dụng tạo ra độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn xâm nhập vào mũi trẻ. Nếu mất đi lượng chất nhầy tự nhiên, mũi sẽ bị khô, dễ nhiêm khuẩn và gây tổn thường niêm mạc, càng khiến con dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, việc rửa mũi quá thường xuyên cũng có thể là teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Do đó, mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 2-4 giọt tùy theo độ tuổi. Rửa khoảng 3-4 lần một ngày.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Rất nhiều bà mẹ có thói quen sử dụng thuốc nhỏ mũi cho con một cách tùy tiện, đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoid kháng sinh Chỉ cần thấy con có triệu chứng sổ mũi là mẹ lập tức ra hiệu thuốc tìm mua thuốc nhỏ mũi về để nhỏ cho con mà không cần tìm hiểu nguyên nhân gây sổ mũi là gì.

Các chuyên gia khuyến cáo, thuốc chứa corticoid không được dùng quá 7 ngày và cần phải có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Nếu dùng thuốc có chứa chất này không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi . Do đó, mẹ tuyệt đối không tùy tiện lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho con để tránh gây những hậu quả khó lường.

Trị sổ mũi cho bé đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân sổ mũi của trẻ. Sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân như: cảm lạnh cảm cúm dị ứng viêm mũi dị ứng… Mẹ cần tìm hiểu xem con bị sổ mũi do nguyên nhân gì để có hướng điều trị thích hợp, hoặc đưa trẻ tới bệnh viện nếu cần thiết.

Vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý: Khi con bị sổ mũi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con 1 ngày khoảng 3 - 4 lần. Không nên rửa liên tục nhiều lần, bởi nó sẽ khiến mũi con bị khô và bệnh nặng hơn.

Dùng dụng cụ hút mũi: Dụng cụ hút mũi được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ cần thao tác nhẹ nhàng và hết sức cẩn thận để không gây tổn hại mũi của con. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ hút mũi trước mỗi lần dùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi con.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khi con bị sổ mũi, mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Bởi không khí có thể khiến dịch nhầy trong mũi đặc hơn, làm con bị bít tắc đường thở.

Trong trường hợp còn sổ mũi kéo dài hoặc sổ mũi kèm theo sốt trên 38,5 độ C, thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện để khám và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tùy tiện dùng các loại thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh cho con.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật