Tại sao bệnh sởi lại đáng sợ và để lại những hậu quả gì?

Sởi có khả năng lây lan nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Sởi có khả năng lây lan đáng sợ

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể phải đạt 94% mới có thể cắt đứt sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Mầm bệnh có trong nước bọt nước mũi... của người bệnh, khi người bệnh ho hắt hơi sổ mũi làm văng các hạt nước li ti có chứa virút phát tán ra môi trường, người lành khi hít phải có thể bị lây bệnh. Virút sởi có thể tồn tại ngoài môi trường trong hơn 1 giờ.

Trong thời kỳ ủ bệnh, vi-rút sởi sẽ nhân số lượng lên nhiều lần ở tế bào đường hô hấp hoặc hạch bạch huyết xung quanh. Người mang mầm bệnh thời kì này rất dễ phát tán vi rút vì không biết mình mắc bệnh.

Bệnh sởi là nỗi sợ của nhiều người (ảnh minh họa: Internet)

Bệnh sởi là nỗi sợ của nhiều người (ảnh minh họa: Internet)

Sởi có biến chứng đáng sợ

Hầu hết trường hợp tử vong khi bị sởi thường không do vi-rút sởi gây ra mà do biến chứng của sởi. Đó là:

Viêm phổi. Là biến chứng nặng nề nhất của sởi, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

Viêm tai giữa. Có khoảng 1/10 bệnh nhi bị biến chứng sởi gây ra nhiễm trùng tai, dẫn đến điếc vĩnh viễn

Viêm loét giác mạc: Là biến chứng xuất hiện và gây mù hàng đầu ở trẻ em châu Phi

Tiêu chảy. Gần như 100% trẻ em bị sởi đều bị biến chứng sang tiêu chảy tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do vi-rút thông thường.

Viêm não. Cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có khoảng 1 - 2 trẻ bị biến chứng viêm nãotử vong Viêm não có biểu hiện co giật rồi hôn mê

Viêm não xơ hóa bán cấp. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, xuất hiện khá muộn, sau từ 7 - 10 năm trẻ bị sởi. Biểu hiện phát bệnh là rối loạn vận động co giật sa sút trí tuệ và thường tử vong sau 1 - 2 năm phát hiện bệnh.

Sởi đáng sợ vì… nhận thức

Sởi dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh

Cúm: Sởi thêm biểu hiện viêm ở mắt, chảy nước mắt, mắt bị phù nề

Sốt phát ban. Ban sởi nổi theo thứ tự sau tai, mặt rồi toàn thân; ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm ở trên da. Ban thông thường mịn, nổi đồng loạt và khỏi thì không còn dấu vết

Thủy đậu: xuất hiện mụn nước chứa dịch trong hoặc màu đục, lan nhanh toàn thân. Sởi có nốt phát ban nhưng lan 1-3 ngày

Tay chân miệng. Trẻ mắc sởi sốt cao 39-40 độ C, còn trẻ bị tay chân miệng sốt nhẹ 38-38.5 độ C phát ban ở sởi không có nước, nổi từ đầu đến thân. Còn ở tay chân miệng, các nốt mụn nước nổi ở miệng, ban ở gờ ở lòng bàn tay chân.

Viêm não Nhật Bản. Thời gian ủ bệnh của viêm não 1-6 ngày, thậm chí 14 ngày với triệu chứng buồn nôn co giật nhịp tim nhanh, trướng bụng. Sởi không thấy điều này.

Nỗi sợ mang tên ‘tiêm sởi’

Điều này dẫn tới ‘bóng ma dịch sởi 2014’ với 146 trẻ Việt Nam tử vong do sởi trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là nhiều bậc cha mẹ không tiêm phòng sởi cho con do lo ngại ‘tai nạn khi tiêm phòng’.

Việc tiêm phòng sởi không chỉ đủ mà còn phải đúng lịch. Việc hoãn tiêm theo lịch cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Xuất hiện các chủng vi-rút sởi nguy hiểm mới

Nếu trước đây trẻ bị sởi là do nhiễm chủng vi-rút H1 thì nay đã phát hiện chủng mới mang tên D8 ở trẻ bị sởi. Đây là chủng virus sởi mới lần đầu tiên xuất hiện tại phía Nam nhưng lại từng được phân lập nhiều tại Trung Quốc, Nhật, Malaysia...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật