5 loại thảo dược giúp tiêu diệt nhanh chứng đầy bụng, khó tiêu

Chứng đầy bụng, khó tiêu khiến bạn ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe. Đừng lo, một số vị thuốc quen thuộc trong vườn nhà có thể giúp bạn giải quyết nhanh tình trạng này.

RAU MÙI: Đây là loại rau xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Khi dùng làm thuốc, bạn có thể sử dụng cả cây nhưng lá vẫn tốt hơn. Rau mùi chứa glucoside apiin, tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Rau mùi có tác dụng chống thiếu máu, còi xương, chống hoạt huyết và khô mắt. Rau mùi còn giúp khai vị, dễ tiêu hóa, giải độc, lọc máu, lợi tiểu và điều hòa kinh nguyệt.

Cách dùng: Khi ăn uống khó tiêu, đầy bụng, bạn có thể dùng 25–50g toàn thân cây hay rễ, lá sắc trong một lít nước, để lửa khoảng năm phút hoặc hãm mười lăm phút như trà rồi uống. Mỗi ngày uống khoảng hai ly nhỏ. 

GỪNG: Gừng còn gọi là can khương. Gừng thường được dùng nhiều để làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Khi làm thuốc người ta thường dùng phần củ rễ. Củ gừng chứa 1-3% tinh dầu 3,7% lipid tinh bột và 5% nhựa dầu, trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol và shogaol.

Tính vị, tác dụng: gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm chống nôn, giúp tiêu hóa Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Vỏ gừng giúp tiêu phù thũng Dân gian thường dùng gừng để trị chứng ăn uống không tiêu, kém ăn nôn mửa cảm mạo phong hàn, giúp ra mồ hôi chữa ho mất tiếng.

Cách dùng: Khi bị đầy bụng khó tiêu bạn có thể nhai củ gừng sống với muối hoặc sắc 4–8g gừng tươi để uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gừng ngâm rượu mỗi ngày uống khoảng 2–5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa và ho.

HÚNG LỦI: Húng lủi là loại rau gia vị thường dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài việc dùng để ăn sống, húng lủi còn được dùng để trị bệnh. Khi làm thuốc người ta thường dùng cả cây. Húng lủi có chứa nhiều tinh dầu

Tính vị, tác dụng: Húng lủi có vị cay, ấm, hậu mát, có tác dụng làm mát mắt, mát đầu, làm cho ra mồ hôi trừ ban, giúp tiêu hóa, bớt ho và hạ đờm. Người ta thường dùng thân, lá loại cây này hãm như trà để uống giúp dễ tiêu hóa, có hiệu quả đối với chứng đau bụng Húng lủi có tác dụng làm thông hơi, chống co thắt, làm săn da và trị sốt.

Công dụng: Khi bị đầy bụng, khó tiêu, bạn dùng khoảng 15g cành, lá sắc nước uống nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng đau bụng, khó tiêu chấm dứt.

HÚNG QUẾ: Húng quế còn có tên là húng giổi, é trắng. Đây là loại gia vị được dùng phổ biến ở nước ta. Khi dùng làm thuốc người ta thường dùng toàn thân và hạt. Húng quế chứa nhiều tinh dầu, hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất là lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của sả và chanh. Trong tinh dầu có linalol, cineol, estragole (melyl chavicol) và nhiều chất có ích khác.

Tính vị, tác dụng: húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi lợi tiểu, lương huyết và giảm đau Cành lá húng quế được dùng để trị sổ mũi đau đầu đau dạ dày đầy bụng, kém tiêu hóa viêm ruột tiêu chảy Ngoài ra, húng quế còn được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, chấn thương bầm giập thấp khớp

Cách dùng: Khi bị khó tiêu hay tiêu chảy bạn dùng khoảng 15g cành lá húng quế sắc nước uống nhiều lần trong ngày.

RAU RĂM: Rau răm thường được dùng như một loại rau sống. Lá rau răm chứa tinh dầu màu vàng nhạt và có mùi thơm nồng.

Tính vị, tác dụng: Rau răm có vị cay nồng, thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tiêu thực sát trùng Bạn có thể ăn rau răm để kích thích tiêu hóa, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng kém ăn, co gân (chuột rút) tiêu chảy Ngoài ra, rau răm còn được dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu và chống nôn.

Cách dùng: Khi bị đầy bụng, khó tiêu, bạn dùng khoảng 20–30g thân, lá rau răm tươi giã, lọc lấy nước uống hoặc sắc uống. Nếu bị kém ăn, bạn dùng rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10–20g sắc uống sau bữa ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật