Bệnh đường ruột - Bệnh sau mưa lũ cần chú ý những vấn đề gì?

Sau mưa lũ là điều kiện để phát sinh nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Mưa to, kéo dài trong những ngày gần đây đã gây ra lũ lụt, ngập úng tại một số tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu… gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản. Sau mưa lũ là điều kiện để phát sinh nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chủ động phòng ngừa, vệ sinh môi trường đúng cách sau mưa lũ sẽ giúp hạn chế bệnh tật phát sinh.

Hay gặp nhất là tiêu chảy nguy hiểm nhất là tiêu chảy do vi khuẩn tả. Ở những vùng, miền xảy ra mưa lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó là bệnh tiêu chảy gây ra do virut, thường gặp nhất trong mùa mưa, lũ lụt là Rotavirus.

trẻ em nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước để ăn, uống không hợp vệ sinh sau mưa, lũ lụt. Khi bị nhiễm Rotavirus sẽ bị sốt buồn nônnôn mửa dữ dội. Sau 24 - 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 - 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần. Vì vậy khi bị tiêu chảy do Rotavirus cần chú ý dùng các dung dịch bù nước bằng đường uống càng sớm càng tốt để ngừa mất nước

Khuyến cáo phòng dịch bệnh sau mưa lũ

Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm thường xuyên rửa tay với xà phòng. Ngoài ra, người dân cần chú ý thực hiện nằm ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng một số dịch bệnh khác như sốt rét sốt xuất huyết

Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tốt nhất là đậy nắp giếng trước khi có mưa lũ. Dù không ngăn cản được nước bẩn vào giếng thì cũng ngăn được rác và súc vật chết rơi vào giếng. Sau lũ lụt, phải thau rửa giếng nước, tát cạn nước, vét bùn cặn, sau đó dùng phèn chua làm trong nước giếng với liều lượng là 50g/m3 nước.

Tiếp theo phải khử trùng nước bằng cloramin B với liều lượng 10g Cloramin B (loại 25%)/m3 nước. Đối với giếng khoan thì bơm hết nước đục và bơm thêm 15 phút nữa thì có thể dùng được.

Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy đau mắt đỏ viêm đường hô hấp nước ăn chân cảm cúm đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn… Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực thuốc trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật