​Đối tượng nào cần tiêm vắc xin viêm gan B và cách phòng bệnh hiệu quả

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Viêm gan B là một bệnh gây viêmhoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 360 triệu người bị viêm gan B mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ ganung thư gan Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%) đặc biệt tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.



Đối tượng cần được tiêm viêm gan B

1.Tất cả trẻ sơ sinh: Tiêm mũi đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi.   Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.
Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh SỚM được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước chảy máu

Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi rút ngay khi sinh, đây là một sự cạnh tranh giữa sự nhân lên của vi rút và vắc xin tạo ra kháng thể kịp thời trung hòa vi rút đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ.
2. Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng: Tiêm 3 mũi vào các tháng 0, 1 và 6

3. Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao khác cần được ưu tiên tiêm phòng

-Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng

-Cán bộ y tế

-Thành viên gia đình người mắc viêm gan B

-Người tiêm chích ma túy

-Nam có quan hệ tình dục đồng giới

-Người nhiễm HIV

-Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

-Người có nhiều bạn tình

-Bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh gan mãn tính không liên quan đến viêm gan B

Các loại vắc xin phòng viêm gan B

Vắc xin hiện đang sử dụng là vắc xin tái tổ hợp sản xuất bằng kỹ thuật di truyền sử dụng kháng nguyên HBsAg tổng hợp từ nấm men hay tế bào động vật, không phải là vi rút viêm gan B. Vắc xin có thể ở dạng đơn giá hoặc đa giá.

Vắc xin đơn giá (Chỉ phòng viêm gan B): Vắc xin đơn giá có thể ở dạng đơn liều hoặc đa liều tùy nhà sản xuất.

Vắc xin đa giá (đóng dạng phối hợp với các vắc xin khác)

-    Vắc xin 4 trong 1: viêm gan B đóng cùng vắc xin DPT (Bại liệt, uốn ván ho gà)

-    Vắc xin 5 trong 1: viêm gan B đóng cùng vắc xin DPT (Bại liệt, uốn ván, ho gà) và Hib (viêm màng não do vi khuẩn Hib). Loại vắc xin 5 trong 1 hay dùng là Quinvaxem.

-    Vắc xin 6 trong 1: viêm gan B đóng cùng vắc xin DPT (Bại liệt, uốn ván, ho gà), Hib (viêm màng não do vi khuẩn Hib) và IPV (bạch hầu) 
Lưu ý: 

-    Vắc xin của các nhà sản xuất khác nhau có thể dùng để tiêm cho cùng 1 trẻ Ví dụ, mũi 1 có thể dùng vắc xin của nhà sản xuất này, mũi 2 có thể dùng vắc xin của nhà xuất khác.

-    Chỉ sử dụng vắc xin viêm gan B đơn giá để tiêm cho trẻ sơ sinh Không sử dụng vắc xin phối hợp để tiêm cho trẻ sơ sinh vì vắc xin phối hợp có DPT. KHÔNG tiêm vắc xin DPT cho trẻ sơ sinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật