Nên thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu để bảo vệ sức khỏe

Thuốc chống đông máu (anticoagulant) có tác dụng ngăn chặn sự hình thành cục máu đông (huyết khối), nên thường được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra như nhồi máu cơ tim, đột qụy, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, rung tâm nhĩ...

Trong quá trình sử dụng phải hết sức thận trọng, do nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm!


Quá trình đông máu và những bệnh lý liên quan đến huyết khối

Quá trình đông máu xảy ra khi mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu kết dính lại với nhau tạo thành cục máu đông (huyết khối)  ngăn chặn sự chảy máu Đây là quá trình mang lại lợi ích lớn cho cơ thể vì ngăn chặn sự mất máu của cơ thể.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, quá trình đông máu hình thành huyết khối là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng:

- Sự hình thành huyết khối ở tĩnh mạch sâu ở chân gây ra bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis). Khi cục máu đông này di chuyển lên phổi sẽ gây ra bệnh lý nghẽn mạch phổi (Pulmonary Embolism), nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong

- Sự hình thành huyết khối ở động mạch vành gây ra bệnh lý nhồi máu cơ tim (heart attack), khi hình thành huyết khối ở não sẽ gây ra đột quỵ (stroke). Đây là những bệnh lý đe dọa đến tính mạng nên cần phải được cấp cứu kịp thời!

Tìm hiểu về thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối nên thường được chỉ định trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra như nhồi máu cơ tim, đột qụy, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi và rung tâm nhĩ… Đây là những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

Phân loại:

Các thuốc chống đông máu đựợc chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thuốc chống đông máu cũ (heparin, warfarin…) thường được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch Các thuốc này tác động đối kháng thụ thể với vitamin K, ức chế vitamin K tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), yếu tố VII, IX, X và các protein C protein S nên có tác dụng chống đông máu.

- Nhóm thuốc chống đông máu mới (apixaban, dabigatran, rivaroxaban, edoxaban) thường được sử dụng qua đường uống nên còn được gọi là thuốc chống đông máu đường uống mới (NOAs: New oral anticoagulants). Nhóm thuốc này ức chế trực tiếp yếu tố Xa (rivaroxaban, apixaban, edoxaban) và yếu tố IIa (dabigatran) nên có tác dụng chống đông máu.

Thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu

Tránh sử dụng nhóm thuốc chống đông máu cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có cơ địa dễ xuất huyết (người có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa hay viêm loét dạ dày - tá tràng…) và nguy cơ xuất huyết kéo dài ở những người có bệnh lý về máu

Các tác dụng phụ thường gặp cùa thuốc chống đông máuđau bụng chán ăn đầy bụng tiêu chảy và gia tăng nguy cơ xuất huyết (xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiểu…).

Cần thận trọng với các tương tác thuốc khi phối hợp với thuốc chống đông máu: Aspirin làm gia tăng nguy cơ xuất huyết ở người đang sử dụng thuốc chống đông heparin vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết khi kết hợp với warfarin…

Người bệnh khi đi khám bệnh, nhổ răng mua thuốc, cần thông báo rõ cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, loại thuốc chống đông máu hiện đang sử dụng.

Các thuốc chống đông máu là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật