Những bệnh lý khiến cơ thể bốc mùi nhiều người chưa biết

Ở người bình thường, mồ hôi thường không mùi nhưng đối với một số ít người trên thế giới, ngoài nước tiểu, hơi thở thì ngay cả mồ hôi cũng có mùi khó chịu như mùi cá ươn, mùi mồ hôi chân hay mùi bắp cải luộc do mắc phải những bệnh lý hiếm gặp. Điều đáng chú ý là những bệnh lý này cho đến nay vẫn chưa có biện pháp đặc trị mà người bệnh chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế… mùi cơ thể.

Hội chứng mùi cá ươn

Hội chứng mùi ươn hay mùi trứng thối (Trimethylaminuria) là hội chứng di truyền hiếm gặp, hiện tại trên thế giới có chưa đến 1.000 người mắc bệnh. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa cơ thể không chuyển hóa trimethylamin (TAM) có trong thực phẩm có mùi tanh khi ăn vào làm cho hóa chất tích tụ bên trong cơ thể, nhất là gan trước khi nó được bài tiết ra ngoài qua đường mồ hôi nước tiểu và hơi thở.

Thông thường, cơ thể sản xuất TMA trong ruột dưới tác dụng của một số vi khuẩn giúp tiêu hóa thực phẩm chứa nhiều chất cholin như trứng gan và cá. Khi số lượng trimethylamin trong cơ thể đầy đủ thì sự tiêu hóa diễn ra bình thường nhưng ở các trường hợp có rối loạn chuyển hóa gây thiếu hụt enzym FM03 sẽ khiến TMA không được chuyển hóa mà tích tụ lại và toát ra khỏi cơ thể (qua mồ hôi nước tiểu, hơi thở).

Tùy theo nồng độ TMA trong máu mà người bệnh có mức độ hôi thối khác nhau. Hiện nay, do là một bệnh lý hiếm gặp lại chứa đựng nhiều điều bí ẩn nên vẫn chưa có biện pháp đặc trị, người bệnh chủ yếu thực hiện chế độ sinh hoạt để hạn chế mùi như tăng cường vệ sinh cơ thể, sử dụng chất khử mùi và tránh các thực phẩm có hàm lượng trimethylamin cao như trứng, thịt cá, pho-mát, bơ tinh bột rau có màu xanh đậm như súp-lơ, đậu Hà Lan, hải sản và dầu cá Ngoài ra, có một số ý kiến đề xuất có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tăng cường các vi khuẩn có lợi như lactobacilus để ngăn cản các vi khuẩn tạo ra TMA nhằm hạn chế mùi hôi thối cho cơ thể.

Bệnh lý gây cơ thể có mùi hôi chân

Bệnh máu nhiễm acid isovaleric có thể gây tổn thương não thậm chí tử vong đặc biệt đối với trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gây ra mùi hôi chân cho cơ thể. Nguyên nhân được cho là do đột biến di truyền dẫn đến sự thiếu hụt enzym trong dehydrogenase isovaleric-coenzym. Coenzym có vai trò hỗ trợ quá trình phá vỡ acid amin có tên là leucin, nhưng nếu không có, leucin chỉ có thể được giáng hóa một phần dẫn đến tồn tại một số hợp chất từ quá trình này khiến acid isovaleric bắt đầu tích tụ trong máu.

Và cũng chính chất này gây ra mùi hôi chân Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh máu nhiễm acid isovaleric này nhưng một số phương pháp điều trị như tránh các loại thực phẩm giàu chất leucin (một loại acid amin) như dừa, hạnh nhân, mơ đu đủ ôliu, quả hồ trăn, quả óc chó và bổ sung các acid amin khác có thể giúp bệnh nhân giảm mùi cơ thể

Cơ thể có mùi bắp cải luộc

Cơ thể có mùi bắp cải luộc có nguyên nhân từ tình trạng tăng Methionin huyết. Methionin là một acid amin hiếm có chứa lưu huỳnh và khi methionin không được chuyển hóa đúng cách, nó có thể dẫn đến một lượng lớn dimethylsulfide, tạo ra mùi giống như cải bắp luộc. Điều này có thể xảy ra do ăn quá nhiều methionin có trong các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, phô-mai.

Nếu tình trạng này là di truyền, nguyên nhân có thể do đột biến ở một trong số các gene có trách nhiệm tạo ra các enzym giúp phá vỡ methionin. Nếu không có những enzym này, bệnh nhân đôi khi có mùi bắp cải luộc trong mồ hôi, hơi thở hoặc nước tiểu. Không phải tất cả mọi người mắc bệnh đều có các triệu chứng và trên thực tế hầu hết mọi người đều không có biểu hiện gì.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh không có khả năng sản sinh enzym có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh, suy nhược cơ hoặc những vấn đề khác trong hệ thần kinh Đối với bệnh lý này cũng chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu mà vẫn dừng ở biện pháp dự phòng như tránh thức ăn có chứa methionin như trứng, cá, thịt các loại hạt ngũ cốc… đồng thời sử dụng các chế phẩm bổ sung khác theo lời khuyên của bác sĩ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật