Những biến chứng từ rôm sảy có thể bạn chưa biết đến nó - Hãy tìm hiểu kĩ về nó nhé!

Ngoài mụn nhọt đau rát, rôm sảy có thể khiến trẻ sốc phản vệ, để lại sẹo hoặc dẫn đến viêm da mãn tính, viêm cầu thận cấp...

Trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng dễ mắc rôm sảy trong mùa hè nắng nóng. Nhiệt độ lên cao khiến cơ thể trẻ phải điều tiết bằng cách ra nhiều mồ hôi hơn. Lượng lớn mồ hôi và bụi bẩn bám trên da khiến các lỗ chân lông tắc nghẽn, ứ đọng trong tuyến bài tiết, gây rôm sảy. Trẻ cũng có thể bị rôm sảy trong thời tiết mát mẻ, nếu mặc quá nhiều quần áo để giữ ấm hoặc vui chơi nhiều ra mồ hôi  

Rôm sảy thường xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, háng, nách hoặc lưng. Đây là bệnh lành tính, điều trị không quá khó khăn. Thông thường, khi da được làm mát và giữ khô thoáng, rôm sảy sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận bệnh dễ chuyển nặng, hình thành mụn mủ nhọt, gây trầy xước và nhiễm trùng da đồng thời dẫn đến các biến chứng dưới đây.

- Viêm da mãn tính: Khi bị rôm sảy, da trẻ rất nhạy cảm. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp.

- Nhiễm trùng da: Các vết rôm có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa và đau đớn cho trẻ. Các vết nhiễm trùng này dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này. Trong trường hợp nặng và viêm nhiễm gần hệ thần kinhmạch máu như mặt, cổ... trẻ có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

- Sốc phản vệ: Sốc do nóng, trẻ mắc chứng rôm sảy có thể bị đau đầu mạch đập nhanh, nôn, hạ huyết áp… nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời. Theo các chuyên gia, mẹ nên chủ động phòng bệnh rôm sảy cho bé trong mùa nắng nóng để hạn chế các biến chứng, bằng những cách dưới đây.

- Chống nắng: Mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng trời từ 9h-17h mỗi ngày, bởi đây là thời điểm các tia UV gây hại nhiều nhất cho da. Trước khi ra nắng, mẹ nên thoa kem chống nắng cho trẻ và che chắn cẩn thận bằng áo, mũ.

- Chọn quần áo: Bé cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu sợi tự nhiên có tác dụng thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Thường xuyên lau mồ hôi ở các vùng da dễ bị rôm sảy như cổ, nách, bẹn, lưng. Giữ không gian sinh hoạt luôn thoáng mát, nhiều ánh sáng.

- Uống đủ nước: Mẹ nên cho bé uống nhiều nước, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước cam chanh… để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng Bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn cho trẻ; đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ như sô cô la kẹo, bánh ngọt…

- Hóa mỹ phẩm: Mẹ không nên lạm dụng phấn rôm hoặc kem bôi da cho trẻ thường xuyên, bởi chúng có thể gây bít kín lỗ chân lông, tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sảy.

- Thuốc: Không tự ý mua các loại thuốc mỡ thuốc kháng sinh cho bé khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

- Vệ sinh cơ thể: Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ bằng dung dịch tắm rôm sảy chuyên dụng là cách hiệu quả để phòng bệnh. Tránh dùng các loại sữa tắm của người lớn, vì nồng độ kiềm cao có thể khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật