Phòng tránh bệnh cúm lúc giao mùa như thế nào cho hiệu quả?

Các loại bệnh thường xuất hiện chủ yếu là bệnh đường hô hấp, trong đó cúm là một điển hình gây nên nhiều biễn chứng khó lường.

Thời tiết đang chuyển mùa làm gia tăng nhiều loại bệnh tật ở cả người lớn và trẻ em Các loại bệnh thường xuất hiện chủ yếu là bệnh đường hô hấp trong đó cúm là một điển hình gây nên nhiều biễn chứng khó lường. Nắm được nguyên nhân gây bệnh và chủ động phòng tránh sẽ làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cúm của bản thân gia đình và cộng đồng.

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là virut.

Bệnh cúm gây ra do virut tấn công vào đường hô hấp Có 3 týp virut cúm đó là A, B và C.

Virut týp A và B là những týp được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì nó là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tổn hại cho con người.

Triệu chứng bệnh cúm

Triệu chứng của bệnh cúm thường không khác biệt dù bệnh nhân có thể nhiễm những týp virut cúm khác nhau. Triệu chứng thông thường nhất của cúm (thường xuất hiện từ 1-5 ngày sau khi nhiễm) là: ho (68%), sốt (64%) sổ mũi (63%) đau họng (57%) nhức đầu (56%) và mệt mỏi (51%). Người lớn khỏe mạnh thường hồi phục sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3 đến 5 triệu trường hợp sẽ bị cúm nặng. Và khoảng 250.000 đến 500.000 người tử vong mỗi năm trên khắp thế giới. Đa số các trường hợp tử vong là ở trẻ em người già và người có bệnh mãn tính.

Biến chứng của bệnh cúm

Bội nhiễm vi khuẩn thường gặp nhất của cúm là viêm phổi thứ phát do vi khuẩn Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính trước đó như bệnh tim mạch hô hấp mãn tính, suy thận đái tháo đường Các biến chứng thường xảy ra 4-14 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng cúm. Nguyên nhân là do virut biến đổi hoạt động lông tơ màng nhầy hô hấp và gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể, nên tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Ngoài viêm phổi, bệnh nhân còn có thể bị viêm thanh thế quản viêm tai giữa và những nhiễm khuẩn hô hấp khác. Cúm cũng có thể gây ra đợt kịch phát của các bệnh lý tiềm ẩn khác như: Đợt cấp hen phế quản tình trạng mất bù trừ của bệnh tim mạch suy thận bệnh chuyển hóa (như đái tháo đường).

Điều trị

Khi một người có các dấu hiệu của bệnh cúm, nhất thiết phải đưa đi khám bệnh tại cơ sở y tế, tránh việc tự điều trị bằng thuốc tại nhà. Tại cơ sơ y tế, tùy bệnh cảnh, thầy thuốc có thể có các phác đồ điều trị khác nhau như: Điều trị triệu chứng: nghỉ ngơi tại giường, cách ly, dùng thuốc giảm đau hạ sốt Dùng thuốc kháng sinh: Nhằm ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn nhất là trên bệnh nhân lớn tuổi...

Điều quan trọng nhất đối với người bệnh là tuân thủ phác đồ điều trị và chỉ dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ.

Đề phòng bệnh cúm

Ngoài việc thường xuyên rèn luyện, thực hiện nếp sống vệ sinh để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cách ly môi trường có người bị cúm thì hiện nay tiêm vacxin phòng bệnh cúm đang là một biện pháp hữu hiệu. Tiêm phòng được khuyến cáo cho: Người già; Người có bệnh mãn tính: Bệnh lý tim mạch hô hấp hen phế quản bệnh lý chuyển hóa; Tất cả trẻ khỏe mạnh từ 6-23 tháng; Trẻ em và thiếu niên từ 6 tháng - 18 tuổi có bệnh tim mạch hô hấp và chuyển hóa mãn tính...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật