Tác dụng phụ của aspirin như thế nào đối với sức khỏe
Tác dụng phụ của aspirin như thế nào?
Aspirin là acid acetyl-salicylic được phát hiện từ năm 1899 và ứng dụng chủ yếu là điều trị hạ sốt và giảm đau Tới năm 1955 người ta mới phát hiện thấy ngoài tác dụng hạ nhiệt và giảm đau aspirin còn có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu Nên sau đó aspirin được chỉ định rộng rãi trong bệnh huyết khối - nghẽn mạch như:
Nhồi máu cơ tim: Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tới 70% tử vong tức thời; 60% tử vong sau 5 tháng và 52% tử vong sau 2 năm điều trị bằng aspirin.
Aspirin chủ yếu là điều trị hạ sốt và giảm đau
Đau thắt ngực không ổn định: aspirin là thuốc cần thiết được chỉ định dùng phối hợp với các thuốc khác như nitrat ức chế cảm thụ beta, ức chế calci… để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định.
Tai biến thiếu máu não: Các chỉ định này không những áp dụng trong điều trị giai đoạn cấp tính mà còn có tác dụng dự phòng tái phát cũng như dự phòng các tai biến huyết khối - nghẽn mạch ở những vị trí khác.
Ngoài ra, aspirin cũng được chỉ định rất rộng rãi trong dự phòng tiên phát các tai biến huyết khối - nghẽn mạch ở những bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao như: loạn nhịp tim (đặc biệt rung nhĩ) suy tim
Tác dụng phụ của aspirin là gây chảy máu dạ dày Chính vì thế, thuốc phải luôn được uống sau bữa ăn để giảm bớt tác dụng gây kích ứng dạ dày (trừ các trường hợp cấp cứu). Có một dạng aspirin được bào chế chỉ hấp thu trong ruột (aspirin pH8 - viên bao tan trong ruột) tránh được tổn thương dạ dày sau khi uống và thích hợp cho bệnh nhân có bệnh ở dạ dày tá tràng, tuy nhiên phải luôn nhớ là dạng này chỉ có tác dụng giảm kích ứng dạ dày tại chỗ, chứ không giảm được tác dụng phụ trên dạ dày qua cơ chế tác động toàn thân.
Tác dụng phụ của aspirin là gây chảy máu dạ dày
Vì viên bao tan trong ruột có tác dụng chậm trong khi việc điều trị các bệnh về tim mạch có trường hợp đòi hỏi phải đạt tác dụng nhanh, cho nên trong trường hợp cụ thể này thì tác dụng của viên bao tan trong ruột kém hơn của viên bao thường. Do đó, nếu dùng dạng viên bao tan trong ruột, để có đủ lượng aspirin cần thiết ức chế sự tạo thành huyết khối thì phải tăng liều.
Liều lượng của aspirin thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể (tùy theo bệnh, độ nặng và dùng đơn độc hay kết hợp). Với người hen suyễn aspirin làm tăng co thắt phế quản và làm cho bệnh trầm trọng thêm. Trường hợp này nên chọn một loại thuốc khác.
Trong điều trị bệnh tim mạch aspirin được dùng trong một thời gian dài. Thầy thuốc sẽ tìm cách để hạn chế tác hại, đồng thời cần chọn một liều lượng thích hợp tùy theo dạng bào chế. Bằng cách này sẽ làm cho việc dùng nó hữu ích và an toàn.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:07 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:02 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:04 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:00 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:08 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:02 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:02 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:07 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:06 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:07 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023