Ăn nhiều khoai tây liên quan tới tiểu đường thai nghén
Loại củ quen thuộc bán đầy ngoài chợ, xưa ăn chống đói được người Nhật, người Mỹ tôn là "thuốc quý"
5 loại rau củ cho vào tủ lạnh càng nhanh hỏng, 90% bà nội trợ vẫn mắc sai lầm này
Nguy cơ bị tiểu đường thai nghén tăng 27% nếu thường xuyên ăn nhiều hơn khoảng 450-900g khoai tây một tuần trước khi mang bầu.
Nếu ăn nhiều hơn một kg, rủi ro sẽ lên đến 50% ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã tính đến yếu tố béo phì trước thai kỳ và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Cuilin Zhang, từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Mỹ phụ nữ càng ăn nhiều khoai tây càng dễ bị tiểu đường thai kỳ
Khoai tây là rau củ nhưng không phải tất cả rau củ đều lành mạnh khoai tây là loại lương thực được tiêu thụ nhiều thứ ba thế giới, sau gạo và lúa mì Khoai tây rất giàu vitamin C kali và chất xơ
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng chứa nhiều carbohydrate đơn dễ bị chuyển hóa và hấp thu vào máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Harvard, ăn khoảng 225g khoai tây làm tăng đường huyết ngang với khi uống một lon nước có ga hoặc nhai một nắm kẹo dẻo. Đường huyết cao làm tăng kháng insulin góp phần gây nên tiểu đường týp 2.
Để nghiên cứu, TS Zhang và đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu của gần 16.000 phụ nữ từng tham gia vào một nghiên cứu quốc gia. Sau 10 năm theo dõi, nhóm nghiên cứu đã phát hiện gần 900 trường hợp tiểu đường thai nghén trên tổng số 22.000 ca sinh một thai.
Kiểm tra bảng hỏi về dinh dưỡng các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên quan giữa ăn khoai tây và tiểu đường thai nghén.
Họ cũng ước tính rằng phụ nữ có thể giảm 9% tới 12% nguy cơ tiểu đường thai nghén nếu họ thay khoai tây trong bữa ăn bằng các loại rau củ khác hay ngũ cốc nguyên cám.
Trên hết, các nhà nghiên cứu cho rằng bà bầu có thể ăn khoai tây nhưng đừng ăn quá nhiều, mấu chốt là chỉ ăn vừa phải.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ chỉ ra mối liên quan giữa ăn khoai tây và nguy cơ tiểu đường thai nghén, một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai Nghiên cứu này không được thiết kế để chứng minh quan hệ nhân quả.
Những kết quả từ nghiên cứu này được công bố trực tuyến trên tờ BMJ.
- Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này... (Chủ nhật, 16:35:08 09/05/2021)
- 6 đồ uống mát gan, giải độc cơ thể cực tốt, bà bầu nên... (Thứ năm, 08:58:04 29/04/2021)
- Uống loại sữa này đều đặn, bà bầu khỏi lo ốm nghén lại... (Thứ Hai, 15:36:07 26/04/2021)
- Những thực phẩm có hại với mẹ bầu, nhớ tránh càng xa càng... (Thứ tư, 16:28:04 14/04/2021)
- 5 việc mẹ bầu không nên làm vào ban đêm, vừa khó ngủ vừa... (Thứ tư, 21:05:01 31/03/2021)
- 4 món ăn an thai tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng (Thứ bảy, 16:41:04 27/02/2021)
- 4 loại thực phẩm mẹ nấu chín kỹ càng giàu dinh dưỡng giúp... (Thứ năm, 16:40:03 25/02/2021)
- 4 thói quen xấu cực kỳ gây hại cho mẹ bầu, khiến cho em bé... (Thứ Ba, 08:59:00 16/02/2021)
- Mẹ bầu thường xuyên ăn trứng gà lợi đủ đường, nhất là... (Thứ sáu, 12:35:02 25/12/2020)
- Mẹ bầu thường xuyên bổ sung 4 loại thực phẩm này: Em bé... (Thứ Ba, 08:22:05 15/12/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023