Chú ý khi cho bé ăn đu đủ và thanh long để con luôn ngon miệng và an toàn

Đu đủ và thanh long là hai loại quả phổ biến và rất giàu dinh dưỡng, nhưng có nên cho bé đang độ tuổi ăn dặm ăn hai loại quả này không?

Khi nào bé có thể ăn đu đủ?

Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng Nó chứa nhiều vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt) vitamin A và cả vitamin E. Đu đủ cũng dồi dào chất xơaxit folic

Thông thường, trẻ nên được ăn đu đủ sau khi đã được ăn các loại thực phẩm có thể tiêu hóa dễ dàng nhất như khoai lang trái bơ, bí chuối và dung nạp tốt. Đu đủ thường được giới thiệu với trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi, có tác dụng chống táo bón rất tốt.

Một số chú ý khi cho bé ăn đu đủ

Khi cho bé ăn đu đủ bạn phải loại bỏ hết hạt bởi nếu để cả hạt bé sẽ nuốt và có nguy cơ bị sặc lên đường thở, ngoài ra trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bé bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược thần kinh

Không cho bé ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay bàn chân bị vàng. Hiện tượng này hết sau một thời gian ngừng ăn.

Đu đủ chín có tính nhuận tràng, không nên cho bé ăn khi đang bị tiêu chảy

Có nên cho bé ăn thanh long?

Trái thanh long chứa các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi photpho sắt và vitamin nhóm B, A, C…

Cũng giống như đu đủ, các bà mẹ có thể cho bé ăn thanh long khi bé được khoảng 8 tháng tuổi, tuy nhiên, hạt thanh long hơi cứng, bé chưa tự nhai được, mẹ có thể nạo nhỏ lấy phần ruột trắng cho bé dùng, bé sẽ được cung cấp thêm vitamin khoáng chất và thanh long còn giúp cho bé nhuận tràng hơn. Nếu muốn cho bé ăn cả quả, mẹ có thể xay nhuyễn ra cho con ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật