Giúp con hết hẳn mồ hôi trộm, đêm không trằn trọc, ngủ thẳng giấc nhờ 9 món ngon bổ rẻ mẹ tự nấu

Bé nhà mình khổ sở với giấc ngủ đêm chỉ vì bị chứng mồ hôi trộm. Trước đây, mỗi tối con dậy giữa khuya, em cũng phải thức giấc cả đêm để ôm cho con ngủ. Khổ sở bao trận, dùng bao nhiêu thuốc chữa trị nhưng rồi cũng đâu vào đó, không đỡ chút nào. Dạo ấy cứ đi làm là em lại ngủ gà ngủ gật giữa giờ, khổ sở vô cùng.

Mình đã vậy, con còn tội hơn nữa. Do thức đêm nên ngày bé lăn ra ngủ bù, thói quen sinh hoạt mọi thứ đều đảo lộn đến khổ sở. Nhưng từ khi nghe chị bạn mách các món ăn trị mồ hôi trộm cho con thì triệu chứng mồ hôi trộm giảm hẳn. Đêm con không còn trằn trọc hay thức giấc nữa mà ngủ thẳng giấc cho tới sáng. Tất nhiên cũng phải kết hợp cả thuốc điều trị nhưng đúng là hiệu quả từ mấy món ăn này đúng là không nói ngoa. Trộm vía giờ con em sau 3 tháng mà đã tăng được 2kg nhờ ăn ngon, ngủ khỏe các mẹ ạ!

Mẹ nào còn khổ sở vì con mồ hôi trộm khóc quấy, không ngủ sâu giấc thì xem nấu thử cho con ăn các món này nha!

Cháo cá chạch

Nguyên liệu:

– 100g cá chạch đồng

– 50g gạo

– Dầu ăn, gia vị

Cách làm: Cá chạch làm sạch, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị, rồi xào lên. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt rồi cho gạo quấy đều, bắc bếp, đun lửa nhỏ. Cháo chín cho thịt chạch, nêm gia vị, đun sôi và tắt bếp. Ăn lúc đói, 1 lần/ngày, ăn liền 3 ngày.

Cháo cá trạch

Cháo cá trạch

Cháo trai

Nguyên liệu:

– 5 con trai loại vừa

– 30g lá dâu non

– 50g gạo nếp

– 50g gạo tẻ

– Dầu ăn, gia vị

Cách làm: Luộc trai, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai làm sạch, thái nhỏ ướp gia vị, xào thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Cho bột gạo vào nước luộc trai, quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho ruột trai, lá dâu, nêm gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền trong 4 – 5 ngày.

Cháo nếp cẩm

Nguyên liệu: gạo nếp cẩm còn nguyên cám

Cách làm: Đối với trẻ sơ sinh nghiền nhỏ bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1/2 thìa cà phê bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường. Cho bé ăn trong vài tuần.

Tim lợn hầm đậu đen

Tim lợn hầm đậu đen

Tim lợn hầm đậu đen

Nguyên liệu:

tim lợn 1 quả 250g

– 30g hạt sen

– 30g đậu đen

– Dầu ăn và gia vị.

Cách làm: tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen đậu đen hầm chín cho bệnh nhân ăn cả nước lẫn cái, ngày một lần vào lúc đói, buổi chiều, ăn trong 5 ngày.

Canh lá dâu nấu thịt lợn nạc

Nguyên liệu:

– Lá dâu non 50g

thịt lợn nạc 100g

– Gia vị

Cách làm: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều. Ăn ngày một lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

Canh rau ngót nấu bầu dục lợn

Nguyên liệu:

– 30g rau ngót

– 30g bầu đất

– Bầu dục lợn 1 quả

Cách làm: rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò nát. Bầu đất làm sạch, thái miếng vừa ăn. Bầu dục lợn sơ chế, băm nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu nấu thành canh cho bé ăn.

Chè đậu xanh

Chè đậu xanh

Chè đậu xanh

Nguyên liệu:

– 50g đậu xanh

– 50g gạo nếp

– 10g lá dâu non (khô)

– Đường vừa đủ.

Cách làm: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm đun cùng với 250ml nước, rồi chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều và đun cho đến khi sôi. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày khi trẻ đói. Ăn liên tiếp trong 7 ngày liền trẻ sẽ giảm ra mồ hôi trộm. Đây là món ăn hạ sốt thanh nhiệt rất tốt.

Nước đậu đen

Nguyên liệu:

– 50g đậu đen

– 15g long nhãn

– 5 quả táo tàu

Cách làm: Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Nước mộc nhĩ nấu táo tàu

Nguyên liệu:

– 20g mộc nhĩ

– 5 quả táo tàu

Cách làm: mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật