Mối nguy hiểm khi cho muối vào đồ cho trẻ ăn dặm mẹ nên biết

Muối vô cùng cần thiết cho trẻ ăn dặm nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhất là với trẻ tập ăn dặm sẽ mang lại hậu quả vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé.

Nhiều mẹ thắc mắc, có nên cho muối vào đồ cho trẻ ăn dặm hay không? Nhiều mẹ sợ con nhạt miệng nên các mẹ cho thêm mắm muối vào cháo cho con ăn ngon miệng hơn nhưng nhiều mẹ lại phản đối việc cho bé dưới 1 tuổi ăn muối. Điều này đúng hay sai? Hãy cùng xem để điều chỉnh cho con yêu nhé.

Tại sao không cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ?

Hại thận của bé

Muối là một trong những dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của các bé. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các chuyên gia khuyên không cần cho bé ăn muối nhưng các mẹ có thể cho một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ ( nhỏ hơn 1g với trẻ dưới 12 tháng tuổi). Do trẻ còn nhỏ nên hệ thống các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện và thận là một trong những cơ quan yếu nhất bé dễ bị tổn thương nhất. Thận của bé không chuyển hoá được hàm lượng muối quá lớn vào trong cơ thể. Do vậy khi bé hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận của trẻ và có thể ảnh hưởng tới não.

Không có muối không sợ bé nhạt miệng

Các mẹ sợ không cho muối vào đồ ăn dặm bé, khi ăn cháo, bột...bé sẽ cảm thấy khó ăn. Nhưng nó không ảnh hưởng tới vị ngon của món ăn cho trẻ vì khi trẻ mới ăn dặm các bé chưa biết khái niệm mặn nhạt của món ăn như thế nào. Việc điều chỉnh mặn, nhạt là do các mẹ. Khi còn bé mẹ hãy hình thành thói quen ăn nhạt cho trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho con.

các bé chưa biết khái niệm mặn nhạt của món ăn như thế nào

Các bé chưa biết khái niệm mặn nhạt của món ăn như thế nào

Hình thành thói quen xấu cho trẻ

Khi các mẹ nấu bột hay cháo thường cho thêm muối/mắm vào trong đồ ăn cho bé. Điều này sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả để lại bé dễ đối mặt với bệnh cao huyết áp tim mạch. Do vậy khi nấu cho trẻ, nếu các mẹ nếm cảm thấy vừa miệng thì bé ăn sẽ bị mặn, các mẹ nên nếm nhạt bé sẽ ăn phù hợp hơn không làm ảnh hưởng tới thận của trẻ.

Không cho muối vào đồ ăn dặm, trẻ hấp thụ muối thế nào?

Việc cho muối vào thức ăn của các bé đang ở độ tuổi tập ăn dặm không cần thiết. Với các bé này lượng muối khoáng có trong rau củ, sữa mẹ hay các loại sữa công thức bé hấp thu đã đầy đủ. Nếu các mẹ cảm thấy cần thiết thì chỉ cho thêm vài hạt muối vào cháo ăn dặm cho trẻ ( trong trường hợp bé ăn bột gạo xay còn nếu bột liền đã có gia vị sẵn không cần thêm bất cứ thứ gì cả).

Việc cho muối vào thức ăn của các bé đang ở độ tuổi tập ăn dặm không cần thiết

Việc cho muối vào thức ăn của các bé đang ở độ tuổi tập ăn dặm không cần thiết

Thức ăn tiềm ẩn lượng muối cao

Dù các mẹ không cố tình cho muối vào đồ ăn của con nhưng nhiều loại thực phẩm cho bé ăn có chứa hàm lượng muối cao. Các thực phẩm các mẹ nên chú ý tới hàm lượng muối bên trong khi cho bé ăn.

- sữa bò có hàm lượng muối cao hơn hàm lượng vitamin có trong sữa mẹsữa công thức Đây cũng là lý do trẻ em dưới 1 tuổi không được phép uống sữa bò.

- Bánh mì ngũ cốc ăn sáng pho mát

- Đồ hộp...

Các mẹ lưu ý khi mua thực phẩm cho trẻ:

- Nếu dùng thịt, rau quả đóng hộp cho bé, các mẹ cần kiểm tra nhãn để không có muối thêm vào thức ăn của trẻ.

- Hãy mua đồ hộp theo đúng độ tuổi của bé vì đồ ăn dành cho bé biết đi chứa lượng muối nhiều hơn một chút so với bé chưa đến tuổi chập chững. Nên tìm mua loại phômai có hàm lượng natri thấp và kiểm tra bao bì cẩn thận.

- Tránh những loại nước sốt đã làm sẵn vì độ muối có trong những thực phẩm này là quá cao với bé.

Nhu cầu muối theo độ tuổi của con

Tuỳ từng độ tuổi mà nhu cầu muối các bé sẽ khác nhau. Do vậy các mẹ nên xem để điều chỉnh sao thật hợp lý nhất.

- Với trẻ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

- Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

- Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

- Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật