Đường hóa học: Chất ngọt nguy hiểm khó lường bạn cần lưu ý

Đường hóa học nếu sử dụng nhiều, phụ nữ mang thai sẽ bị suy giảm chức năng tiêu hóa, trẻ em trở nên biếng ăn, chậm phát triển.

Đường là một gia vị thiết yếu trong cuộc sống giúp tạo ra vị ngọt, thường sử dụng cho các món ăn thức uống như các loại chè sữa đậu nành bánh kẹo, bánh ngọt.. Đường cát là loại đường mà hầu hết các gia đình sử dụng. Nó có nguồn gốc tự nhiên từ củ cải mía hay mật ong cho vị ngọt vừa phải.

Bên cạnh đó, còn có một loại đường khác không có nguồn gốc từ thiên nhiên, chủ yếu là tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy gọi là đường hóa học. Đây là loại đường có độ ngọt rất cao trong một lượng chất rất nhỏ. Chúng thường ở dạng viên, đóng thành gói lớn. Các chuyên gia khuyến cáo về sự độc hại của loại đường này trong chế biến đồ ăn và thức uống.

Đường hóa học - ngọt nhưng độc

Đường hóa học chia thành nhiều loại khác nhau nhưng có điểm chung là có độ ngọt gấp vài chục thậm chí hàng trăm lần so với đường cát. Đường hóa học có giá khá rẻ, 1 viên đường hóa học bằng 100 g đường cát và có vị ngọt sắc. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, nhiều người bán hàng chuộng dùng đường hóa học hơn vì không cần tốn nhiều đường mà vẫn có vị ngọt như ý.

Loại đường này được sử dụng phổ biến để làm nước ngọt các món bánh, chè vỉa hè, nước dùng cho phở nước lẩu… Chỉ cần mỗi lít nước cho thêm 3 viên đường hóa học là đủ để tạo vị ngọt đậm, thơm ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trên thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại đường hóa học không được bộ Y tế cho phép sử dụng.

Hiện nay, có tới 500 loại đường hóa học trong đó chỉ một số loại được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm quy định rõ ràng với giới hạn tối đa, bao gồm: acesulfam kali manitol, aspartam, saccharin, isomalt, sucralose , sorbitol. Một trong những loại đường hóa học bị cấm sử dụng nhiều nhất hiện nay là sodium cyclamate.

Nó ngọt gấp 500 lần đường mía, giá thành rẻ, mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, khi cyclamate đi vào cơ thể, nó được vi khuẩn trong ruột chuyển thành dicyclohexylamine hay mono là chất có thể gây ung thư dị dạng bào thai.

Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây cảm giác nhức đầu ù tai cảm thấy chóng mặt hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Đặc biệt, thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây suy giảm chức năng tiêu hóa kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.

Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, sinh ra nhiều bệnh tật hay gây suy dinh dưỡng có thể khiến trí não phát triển không bình thường… Ngoài ra, chức năng thải độc của gan thận ở trẻ đều bị kém đi nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Nếu trẻ tự dưng biếng ăn thì đó có thể là do những chất ngọt 'dởm' cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn.

Đường hóa học được sử dụng phổ biến để làm nước ngọt, các món bánh, chè vỉa hè

Đường hóa học được sử dụng phổ biến để làm nước ngọt, các món bánh, chè vỉa hè

Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Các loại đường hóa học dễ hòa tan trong nước, không có mùi, không màu nên khó phát hiện. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận ra chúng khi nếm thử loại đường này. Nếu bạn ăn thấy vị ngọt gắt, hơi đắng thì đó là thực phẩm có chứa đường hóa học.

Ngoài ra, sau khi ăn bạn cảm thấy có vị ngọt lợ, nhất là khi uống nước thấy lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trên miệng thì bạn đã sử dụng thực phẩm chứa đường hóa học. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên tránh sử dụng các đồ ăn đồ uống ngọt ở vỉa hè, không rõ nguồn gốc. Hạn chế dùng nước uống đóng chai thực phẩm bỏ hộp. Thay vào đó nên tích cực dùng nước ép trái cây tự nhiên thực phẩm tươi sống tự chế biến tại nhà để vừa đảm bảo sức khỏe vừa an toàn cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật