Khi mắc bệnh đái tháo đường - Cần có chế độ ăn thế nào là phù hợp?

Chế độ ăn cùng với tập luyện và dùng thuốc là 3 phương pháp chính điều trị bệnh ĐTĐ, trong đó chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên.

Vai trò của chế độ ăn đối với điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)

Chế độ ăn cùng với tập luyệndùng thuốc là 3 phương pháp chính điều trị bệnh ĐTĐ, trong đó chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên. Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số các bệnh nhân ĐTĐ trên 3 phương diện chính là điều chỉnh cân nặng; hạn chế làm tăng đường máu (ĐM) và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Một số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 kiểm soát tốt ĐM chỉ nhờ thực hiện tốt chế độ ăn và tập luyện mà không cần dùng thuốc

Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào bị cấm đối với BN ĐTĐ và một chế độ ăn đa dạng, từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể có thể hoạt động bình thường. Một chế độ ăn đầy đủ và đúng cũng góp phần đảm bảo cho bệnh nhân ĐTĐ trẻ em phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ Các chất bột (glucid) được coi như nguồn “xăng dầu” cho cơ thể hoạt động; chất đạm (protid) cung cấp nguyên liệu để xây dựng các tế bào các mô cơ quan; chất béo (lipid) cho nhiều năng lượng và giúp hấp thu một số vitamin Ăn hoa quả để có đủ vitamin và các muối khoáng

Trong thực tế, việc thực hiện chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ thường bị thất bại do vấp phải những thói quen xấu hoặc sự thiếu hiểu biết của người bệnh và người nhà. Đôi khi là do sự phức tạp của chế độ ăn khi đã có các biến chứng của ĐTĐ nhất là biến chứng thận Do vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng

Chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ

Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh:

Nhu cầu năng lượng cho 1 người bình thường đối với nam là khoảng 35 calo/kg và nữ là 30 calo/kg. Nhu cầu này thay đổi theo mức độ hoạt động thể lực (hoặc lao động), tuổi, giới và cân nặng của mỗi người.

Trường hợp bạn béo (BMI > 25) thì cần thực hiện chế độ ăn giảm cân Không nên ăn quá no hoặc ăn cố, nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên lạm dụng đồ ăn nhanh như đồ hộp, bánh hamburger, bánh quy… và nên chọn thức ăn có nhiều chất xơ nhất là rau xanh.

Ngược lại, nếu bạn quá gầy (BMI < 18,5) thì nên ăn nhiều hơn để làm tăng cân ví dụ ăn thêm 2-3 bữa phụ/ngày, chọn thức ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn thêm cơm hoặc thức ăn. Tuy nhiên, cần tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá mức.

Ăn đều và chia làm nhiều bữa:

Số lượng và thời gian các bữa ăn nên ổn định trong thời gian dài điều trị. Bằng cách này sẽ tránh được tình trạng ĐM tăng quá cao sau bữa ăn cũng như ĐM hạ thấp lúc xa bữa ăn, nhất là ở những bệnh nhân phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc uống hạ ĐM.

Bệnh nhân ĐTĐ nên ăn ít nhất 3 bữa/ ngày. Nếu bệnh nhân gầy hoặc hay bị hạ đường máu giữa các bữa ăn thì nên ăn tăng lên trong bữa chính hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ.

Ăn nhiều chất xơ; ăn vừa phải chất béo; ăn ít đường; ăn đủ vitamin và muối khoáng; hạn chế uống rượu

Do tâm lý ăn kiêng nên nhiều bệnh nhân ĐTĐ hay bị thiếu vitamin ví dụ chế độ ăn không có mỡ sẽ hạn chế hấp thu nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A D, K... Ngoài ra, khi điều trị dài ngày các thuốc metformin sẽ gây thiếu vitamin B12, B9 (acid folic) do ức chế hấp thu ở dạ dày Còn khi ăn quá nhiều chất xơ lại dễ bị thiếu canxi và sắt. Vì thế, bệnh nhân ĐTĐ cần ăn uống đầy đủ và biết lựa chọn thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng quan trọng như sữa cá hồi bánh mỳ có nhiều canxi Tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn theo lời khuyên của thầy thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật