Chia sẻ kinh nghiệm dạy con kiểu Nhật của một mẹ Việt

Không phải mẹ Nhật dạy con là giỏi nhất, nhưng họ quả thật có những kinh nghiệm nuôi con đáng nể phục. Dưới đây là chia sẻ của một bà mẹ Việt sống ở Nhật.

Trẻ em không cần phải quá thông minh

Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt. Đây là một điều rất quan trọng bạn cần tâm niệm khi nuôi dạy con. Đừng quá chú trọng phát triển tài năng của trẻ, ép bé học thật nhiều để trở thành người thông minh mà quên mất cách dạy con làm người.

Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng

Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, bố mẹ khó lòng bắt một đứa trẻ ngoan ngoãn nếu chúng suốt ngày chứng kiến những hành vi bạo lực, chửi bậy, tệ nạn xã hội.

Môi trường trưởng thành quyết định nhiều tới nhân cách của trẻ sau này

Môi trường trưởng thành quyết định nhiều tới nhân cách của trẻ sau này

Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu

Nhiều cha mẹ "không thỏa hiệp" từ đó hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn, các mẹ thường ép con ăn. Điều này các mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ

Bố mẹ nên học cách đối xử công bằng và tôn trọng ý kiến của con thay vì áp đặt mọi điều với suy nghĩ “Mình đẻ ra con, mình có quyền”. Mỗi một người đều là một cá thể độc lập với suy nghĩ, sở thích khác nhau. Bạn có thể định hướng cho con những điều tốt đẹp bằng chính kinh nghiệm của bản thân nhưng đừng tìm cách áp đặt suy nghĩ của mình cho con, hãy biết cách tôn trọng trẻ.

Luôn nói sự thật với con

Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao” nói dối với người khác trước mặt con trẻ. Khi trẻ em dần thích nghi với những lời nói dối của bố mẹ, chúng sẽ không còn tin vào bạn và thậm chí cũng học cách nói dối. Bố mẹ chính là tấm gương quan trọng của con cái. Nếu cha mẹ thường xuyên nói dối con, sau này con sẽ học tập thói quen đó điều này làm hỏng nhân cách trong trẻ.

Người Nhật luôn tuân thủ giao thông nhờ được giáo dục từ nhỏ

Người Nhật luôn tuân thủ giao thông nhờ được giáo dục từ nhỏ

Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối

Thỏa hiệp chỉ khiến mang lại các kết quả tồi tệ hơn. Bạn có thể thỏa hiệp 1 lần, 2 lần, 3 lần… và rồi sẽ là n lần khác. Do đó, thay vì thỏa hiệp, nuôi dạy con kiểu Nhật khuyến khích bạn cứng rắn trong những vấn đề mang tính nguyên tắc. Ví dụ như: trẻ không thể đòi mua món đồ chơi quá đắt tiền vượt qua chi tiêu trong gia đình hay trẻ không thể đòi đi chơi khi bố mẹ đang bận việc nhà.

Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng

Đây là nguyên tắc cơ bản trong nuôi dạy con kiểu Nhật . Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao cân nặng và trí tuệ Thay vì chỉ cho con ăn theo sở thích của bé hoặc cảm hứng của cha mẹ, bạn cần nghiên cứu thực đơn hợp lý, nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói

Bố mẹ không cần ép con ăn, lo con đói. Ép con ăn là một trong những sai lầm nghiêm trọng trong nuôi dạy con ở Việt Nam. Thậm chí, nhiều người vì muốn con ăn mà đáp ứng nhiều yêu sách vô lý, hình thành những thói quen xấu ở trẻ. Càng ép con ăn, trẻ sẽ càng nảy sinh tâm lý phản kháng chán ăn biếng ăn Bạn hãy yên tâm là trẻ con không bao giờ để mình chết đói.

Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn

Không ngồi thì không ăn là nguyên tắc dạy con kiểu Nhật cơ bản. Bởi người Nhật rất chú trọng các phép lịch sự, đặc biệt là trong bữa ăn. Trẻ em phải ngồi vào ghế ăn một cách nghiêm túc thì bữa ăn mới được bắt đầu. Chính những thói quen được rèn luyện khi còn nhỏ sẽ giúp bé trở nên lịch sự trong tương lai.

Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần

Không phải mọi loại thuốc bổ đều tốt và càng nhiều dưỡng chất càng tốt. Theo nguyên tắc dạy con kiểu Nhật, bạn chỉ nên bổ sung canxi cho trẻ nếu thiếu bằng việc cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời tắm nắng thường xuyên là được.

Bố mẹ Nhật dành nhiều thời gian bên con cái

Bố mẹ Nhật dành nhiều thời gian bên con cái

Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp

Khi cho bé đi chơi bạn đừng ngại mặc quần áo nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Nếu bé chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra nhưng nếu bạn mặc quá ít thì khi lạnh sẽ không có quần áo để bổ sung.

Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ

Chân, tay của các bé sẽ thường lạnh cóng nên không thể dựa vào bàn tay của bé khẳng định bé đang bị lạnh. Mẹ hãy dạy con cách kiểm tra cổ của mình. Nếu cổ của bé lạnh cóng nghĩa là bé đang rất lạnh. Còn nếu má bé ửng đỏ và nóng thì có thể bé đang bị nóng. Nếu vùng gáy, cổ của bé luôn ấm áp thì chứng tỏ bé đang đủ ấm, thoải mái và dễ chịu nhất.

Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày

Trái cây và rau xanh là những loại thực phẩm không thể thiếu của trẻ nhỏ. Đặc biệt, ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng của trẻ nhỏ. Hãy cho trẻ ăn trái cây thường xuyên thay vì cho con ăn các loại đồ ăn nhanh.

Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con

Chị em đừng viện cớ “mình là mẹ” mà bạn cho mình quyền quyết định mọi việc liên quan tới con. Ở Nhật, các mẹ nuôi dạy con bằng cách tôn trọng cá nhân và cho con có quyền quyết định những việc liên quan đến con. Ví dụ như, mẹ Nhật sẽ chia sẻ cho con các trường tiểu học mà mình định cho con vào học, hỏi ý kiến của con muốn học trường nào? Nhưng việc cho con quyền quyết định cha mẹ cũng nên phân tích những điểm được trong đó để con có sự lựa chọn tốt nhất.

Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm

Tất nhiên, bố mẹ không thể bỏ mặc các dấu hiệu sức khỏe của con nhưng cũng đừng nghiêm trọng hóa vấn đề. Bạn không cần quá lo lắn khi một đứa trẻ bị cảm lạnh… Đó chỉ là những căn bệnh nhẹ và chúng có thể tự khỏi bằng cách giữ gìn sức khỏe như quàng khăn ấm, súc miệng nước muối… Mẹ nên nhớ rằng, uống nhiều thuốc sẽ khiến hệ miễn dịch của bé bị kém đi, nhờn thuốc và nếu đã uống thuốc liều mạnh thì sau này bé chỉ có thể khỏi ốm bằng những liều thuốc mạnh hơn. 

Không nên can thiệp quá nhiều vào việc con làm

Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con. Điều này giúp trẻ em ở Nhật có môi trường tự nhiên để phát triển sự sáng tạo và năng lực tư duy. Bạn không cần lo lắng con sẽ thất bại khi lắp ráp một mô hình đồ chơi sai, bởi chúng sẽ học được nhiều điều và nhớ lâu hơn khi tự mình khám phá cách làm.

Bé tự chơi xếp hình ở Nhật

Bé tự chơi xếp hình ở Nhật

Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã

Theo quan niệm của người Nhật, vui chơi là rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Bạn không thể thoải mái chơi đùa khi có một người cứ giục giã bên cạnh. Hãy để trẻ tự lập. Thay vào đó, các mẹ Nhật có thể hẹn trước giờ với con như: con chỉ được chơi trong vòng một tiếng.

Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận

Khi bố mẹ cấm đoán, áp đặt, trẻ con thường có xu hướng phản kháng, thậm chí làm những điều trái ngược. Vì vậy, quan niệm nuôi con kiểu Nhật là nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Thậm chí bạn có thể cho con tiếp xúc với nguy hiểm trong phạm vi kiểm soát để con nhớ không tái phạm. Ví dụ, dặn con không được nghịch nước nóng, bạn có thể cho con sờ nước lúc hơi nóng để chúng thấy nước này có thể làm rát tay và dặn rằng nước nóng còn bỏng tay hơn.

Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt

Thay vì nói với con kết quả sẽ thế này, thế kia, bố mẹ Nhật khuyến khích con cái tự trải nghiệm để tăng tính độc lập và sáng tạo cho bản thân mình. Đồng thời đây cũng là cơ hội để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại. Như vậy bé sẽ giúp nhớ lâu hơn.

Dạy trẻ học cách chờ đợi

Kiên nhẫn, xếp hàng là một trong những thói quen của người Nhật khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, người Việt Nam lại chưa làm được điều này. Bố mẹ cần dạy con biết cách chờ đợi đến lượt của mình thay vì tìm cách chen ngang bằng việc làm gương cho con khi đi siêu thị, cửa hàng, vào cửa khu vui chơi…

Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình

Mỗi khi bé ngã, phản ứng của các mẹ Việt sẽ là như thế nào? Đỡ con dậy và trách yêu con đường đi gập ghềnh, đánh mặt đất? Nhưng thưc tế, bé ngã là do lỗi bất cẩn của con chạy nhanh không để ý xung quanh. Chịu trách nhiệm về hành động của mình là những gì mẹ Nhật chú trọng khi dạy con.

Ở Nhật, bố mẹ cũng xin lỗi con cái nếu làm sai

Ở Nhật, bố mẹ cũng xin lỗi con cái nếu làm sai

Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều

Cám ơn, xin lỗi và những việc làm đơn giản nhưng lại là nét đặc trưng văn hóa đáng ngưỡng mộ của người Nhật Bản. Và trẻ em Nhật cũng được học những điều này từ rất sớm. Hãy dạy bé cách cám ơn người bán hàng, cám ơn người cho mình đồ… và xin lỗi nếu làm phiền một ai đó. 

Không làm những gì không biết

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con. Theo quan niệm ở Nhật, việc ép con theo những điều mà bạn không biết chính xác có thể gây phản tác dụng và không kịp thời có những xử lý khi xảy ra tình huống bất ngờ so với khuôn mẫu.

Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con

Nổi tiếng là đất nước bận rộn nhưng người Nhật rất coi trọng gia đình và con cái. Họ dành thời gian mỗi ngày để chơi với con và quây quần bên gia đình. Nhờ đó tình cảm gia đình giữa các thế hệ của Nhật rất tốt, lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa quý báu.

Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt

Một nụ cười sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn rất nhiều. Do đó, bố mẹ Nhật luôn chú trọng việc làm cho con cười, ít nhất vài lần một ngày.

Người Nhật chú trọng giáo dục các truyền thống văn hóa cho trẻ

Người Nhật chú trọng giáo dục các truyền thống văn hóa cho trẻ

Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại

Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng trẻ dứt khoát không khóc, không được suy sụp. Có lẽ chính bởi điều này mà chỉ sau hơn 40 năm, từ một đất nước thua cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã vươn lên thành cường quốc; và người Nhật Bản luôn nổi tiếng với đức tính dũng cảm, dám đứng lên sau thất bại. Cuộc đời hiếm ai không một lần thất bại, do đó mẹ nên dạy con cách đối mặt và đứng lên sau những lần vấp ngã.

Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước

Bạo lực là một trong những điều không được khuyến khích ở Nhật Bản. Bé có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên trong nhà trẻ nhưng không được phép tấn công bạn trước.

Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần

Đối với mẹ Việt, trẻ 4,5 tuổi vẫn còn quá nhỏ. Nhưng ở Nhật Bản trẻ em tầm tuổi này đã được bố mẹ dạy cho cách tiêu tiền vặt hàng tuần bằng cách tự cầm tiền đi mua đồ ăn, đồ chơi. Nhờ đó, trẻ biết cách quản lý chi tiêu tốt hơn sau này và bé thường trân trọng những đồng tiền kiếm được nhờ sức lao động.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật