Chăm sóc và vệ sinh phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ"

Vấn đề chăm sóc và vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ” là những nét riêng, rất quan trọng ở chị em phụ nữ. Việc chăm sóc không đúng cách hay không quan tâm đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, là mầm mống cho các bệnh lý phụ khoa trỗi dậy gây ra những hậu quả khó lường.

Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như các tĩnh mạch vùng chậu hơi giãn nở, nên máu ứ đọng lại trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều niêm mạc âm đạo thường sung huyết, dễ chảy máu Cổ tử cung hé mở nên buồng tử cung và âm đạo thông với nhau dễ dàng nên vi khuẩn từ âm đạo dễ xâm nhập vào buồng tử cung. Máu hành kinh là một môi trường cấy rất thích hợp cho các loại vi khuẩn trong âm đạo phát triển sinh sôi nảy nở, do đó rất dễ có tình trạng viêm nhiễm nếu không giữ gìn vệ sinh đúng mức.

Cách chăm sóc bản thân

Những ngày này phụ nữ nên chăm sóc bản thân mình được chu đáo. Vẫn có thể làm việc bình thường đối với những phụ nữ có công việc văn phòng, lao động nhẹ. Cần tránh các công việc lao động nặng, lao động quá sức hay những việc làm cần ngâm mình suốt ngày dưới nước như: lội nước, đào kênh, đánh cá… Trong bữa ăn hàng ngày, tăng cường chất đạm chủ yếu là đạm động vật như thịt heo thịt bò tim gan cật heo trứng và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu đông máu được tốt cũng như các thức ăn bồi bổ khác đủ cân bằng đạm, đường, chất béo muối khoáng vitaminchất xơ

Cần tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu bia gia vị mạnh. Trong các môn thể dục thể thao, vẫn duy trì các môn nhẹ nhàng như đi bộ tập thể dục bóng bàn, yoga… Cần tránh các môn gắng sức như đẩy tạ, môn bơi lặn. Không nên đi xa, đi du lịch xa vì cơ thể dễ mệt mỏi

Trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ tránh ngâm mình lâu dưới nước

Trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ tránh ngâm mình lâu dưới nước

Không giao hợp trong lúc hành kinh vì dễ gây xuất huyết âm đạo do niêm mạc âm đạo phù nề sung huyết và đặc biệt sẽ gây biến chứng nhiễm trùng nội mạc tử cungviêm vùng chậu vì giai đoạn này cổ tử cung hé mở toàn bộ vi trùng từ ở ngoài và từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung gây viêm nhiễm rồi lan lên vòi trứng buồng trứng quá trình xâm nhập này xảy ra trong lúc đang giao hợp.

Vệ sinh cá nhân

Vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh. Vì vậy, trong những ngày này, phụ nữ cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hơn, trung bình từ 2 - 3 lần trong ngày. Vệ sinh âm hộ bằng nước rửa phụ khoa như Gynofar, Lactacyd FH… và thay băng vệ sinh mỗi 6 giờ. Quần áo lót cần được ngâm giặt kỹ bằng xà bông, phơi ngoài trời có ánh nắng tốt để sát trùng không được phơi trong các hốc tối, kín đáo vì ở đó tạo điều kiện nấm mốc phát triển khi mặc lại dễ bị nấm, lang ben…

Những điều cần lưu ý

Máu hành kinh thường loãng, đỏ sậm, không đông. Lượng máu mất trong mỗi kỳ hành kinh khoảng 50 - 70ml, trong 3 hoặc 4 ngày. Nếu máu kinh ra nhiều hơn, kéo dài trên 7 ngày, máu đỏ tươi và có lẫn máu cục cần đi khám phụ khoa ngay vì đó là các dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị sớm. Phụ nữ nếu có xuất huyết âm đạo bất thường, ngoài những ngày hành kinh cũng phải đi khám phụ khoa ngay. Xuất huyết âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục, của khối u sinh dục, của ung thư cổ tử cung hay ung thư thân tử cung.

Hàng năm nên đi khám phụ khoa ít nhất là 2 lần, 6 tháng /lần đồng thời cần siêu âm phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết như soi tươi huyết trắng xét nghiệm tế bào cổ tử cung đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật