6 cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ các mẹ nên biết

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cơ thể trẻ trước các mầm bệnh.

Khi còn nằm trong bụng mẹ thai nhi được bảo vệ trong một môi trường lành mạnh. Nhưng lúc ra đời, đứa bé sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại vi rútvi khuẩn gây bệnh. Đó là lý do giải thích tại sao những trẻ sơ sinh thường dễ bị bệnh tật.

Theo giới chuyên môn hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cơ thể trẻ trước các mầm bệnh Tuy nhiên hệ miễn dịch của trẻ khi mới sinh chưa được phát triển hoàn thiện, vì thế điều cần thiết là phải tăng cường hệ miễn dịch của trẻ để giúp trẻ khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.

Dưới đây là 6 phương pháp các bậc cha mẹ có thể áp dụng nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật cho trẻ:

1. Cho trẻ bú sữa mẹ: Theo các chuyên gia sữa mẹ có thể giúp gia tăng chất đề kháng và các bạch cầu trong cơ thể trẻ, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Để đạt hiệu quả cao, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng ít nhất 6 tháng.

2. Ăn các loại thực phẩm tươi: Các loại thực phẩm tươi như trái cây và rau xanh là những nguồn giàu chất chống oxy hóavitamin C. Những thành phần dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Hãy cho trẻ ăn các loại trái cây như táo cam và các loại trái có theo mùa, thay vì cho trẻ ăn bánh quy hoặc khoai tây chiên giòn.

3. Tránh ăn các loại quà vặt cũng như thực phẩm chế biến sẵn: Các chuyên gia cho biết, các loại hóa chất và các chất phụ gia khác có trong các loại quà vặt và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây tổn hại đến hệ miễn dịch của trẻ.

4. Hoạt động thể chất: Luyện tập là phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ một cách hiệu quả nhất. Những đứa trẻ không nên chỉ ngồi xem tivi mọi lúc khi ở nhà. Tốt hơn hết là hướng dẫn trẻ chơi đùa khi xem tivi, và các bậc cha mẹ cần lập nên các thói quen hoạt động thể chất với trẻ. Bên cạnh việc cải thiện thể chất, phương pháp này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.

5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Các bậc cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bị bẩn, trước khi ăn hoặc sau khi sờ vào các loại thực phẩm… Theo các chuyên gia, một vấn đề quan trọng khác mà các bậc cha mẹ cần quan tâm là phải thay bàn chải đánh răng cho trẻ một cách thường xuyên, vì bàn chải thường là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

6. Ngủ đủ giấc: Những đứa trẻ cần ngủ nhiều để giúp duy trì sức khỏe Tình trạng thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ. Theo các chuyên gia trẻ nhũ nhi cần ngủ 18 tiếng, trẻ chập chững biết đi cần ngủ từ 12-13 tiếng và trẻ dưới 7 tuổi cần ngủ 10 tiếng mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật