Nguyên nhân và cách điều trị tăng kali máu ở trẻ sơ sinh

Ngưng ngay các dung dịch truyền có chứa kali. Điều trị theo nguyên nhân và theo dõi K+ máu mỗi 6 - 12 giờ.

Nước và điện giải là những thành phần rất quan trọng của cơ thể, duy trì các hoạt động của tổ chức. Khi thiếu nước và các chất điện giải sẽ gây những rối loạn trầm trọng cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong

Mỗi loại điện giải có những chức năng sinh lý riêng, khi rối loạn sẽ gây ra những biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Trong đó, ion kali (K+) giữ vai trò quan trọng nhất vì tăng K+ máu có thể gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như: rung thất ngừng tim có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tăng kali máu là nồng độ ion kali trong máu cao hơn bình thường(K+ máu> 5,5 mEq/l).

Tăng K+ máu ở trẻ sơ sinh xảy ra như thế nào?

Nồng độ K+ máu bình thường dao động từ 3,5 - 5,5 mmol/l.

Khi nồng độ K+ trong máu tăng lên trên 5,5 mmol/l thì gọi là hiện tượng tăng K+ trong máu, nếu nồng độ K+ trên 7,5 mmol/l là cực cao và phải điều trị cấp cứu ngay.

Tăng K+ xảy ra ở trẻ sơ sinh trong các trường hợp trẻ sinh cực non, trẻ có suy thận suy tuyến thượng do giảm sự thanh thải kali ở thận, ngoài ra do tăng kali nhập nhanh như trong thay máu hoại tử mô, tái hấp thu xuất huyết đường tiêu hóa tán huyết nội mạch, bên cạnh đó kali trong máu tăng giả trong các trường hợp mẫu lấy máu của trẻ bị tán huyết, tăng tiểu cầu tăng bạch cầu quá mức. Toan chuyển hóa, tăng osmol máu, ngộ độc Digoxin, succinylcholin.

Dấu hiệu nhận biết tăng K+ máu ở trẻ sơ sinh

 Gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, có bệnh cảnh liên quan bệnh lý thận, bệnh lý tuyến thượng thận Toàn thân trẻ mệt, lờ đờ, bỏ bú. Dấu hiệu nhận biết, loạn nhịp tim giảm hay tăng tần số tim rối loạn chức năng tim mạch toàn thân phù, có dấu hiệu sốc. Đo điện tim, ở giai đoạn đầu chưa có sự biến đổi các sóng trên điện tim.

Giai đoạn sau khi nồng độ K+ máu tăng cao có sự biến đổi điện tim: sóng T cao nhọn, khoảng PR kéo dài, sóng P phẳng, phức hợp QRS dãn rộng, sóng hình sin, cuồng động thất, rung thất. Ngoài ra các xét nghiệm máu Creatin tăng cao, hạ natri máu phối hợp, hạ đường huyết

Điều trị tăng K + ở trẻ sơ sinh

Mục tiêu điều trị: bảo vệ tim và giảm kali trong máu. Ngưng ngay các dung dịch truyền có chứa kali.

Điều trị theo nguyên nhân và theo dõi K+ máu mỗi 6 - 12 giờ. Với các mục tiêu chính như sau: ổn định dẫn truyền mô: calcigluconat 10% 1 - 2 ml/kg hoặc calciclorua 10% 0,3 - 0,6 ml/kg pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm, truyền Natriclorua 0,9% truyền tĩnh mạch.

Pha loãng và chuyển kali vào nội bào: Natribicarbonat 4,2% 1 - 2 mEq/kg, truyền tĩnh mạch chậm. Insulin glucose 10%. Tăng đào thải kali: Dùng thuốc lợi tiểu: Furocemid 1mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm, nếu chức năng thận chưa rối loạn. Kayexalate 1g/kg pha 0,5g với 1ml natriclrua 0,9% bơm qua sonde trực tràng đưa vào 3cm, giữ 30 phút, có tác dụng giúp thải trừ kali nhanh.

Nếu các biện pháp trên không có kết quả thì cần: lọc thận, thẩm phân phúc mạc.

Trường hợp tăng K+ máu giả không cần điều trị và làm lại xét nghiệm, điều trị theo nguyên nhân như: tăng bạch cầu tăng tiểu cầu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật