Cách phòng chống thiếu sắt và axít folic cho cơ thể tràn đầy sức sống

Phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm có tăng cường sắt axít folic để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt và axít folic hàng ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác.

Ăn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất tốt nhất. Trước và trong khi có thai, cần có khẩu phần ăn đủ số lượng và cân đối về chất lượng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và các yếu tố vi lượng.


Để phòng thiếu axít folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C, nên cần ăn đủ rau xanh và hoa quả chín.

Phụ nữ dự định mang thai mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm có tăng cường sắt/axít folic để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt và axít folic hàng ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác.

Bổ sung sắt, axít folic bằng đường uống: phụ nữ là đối tượng rất dễ bị thiếu sắt và acid folic và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng này thông qua ăn uống là không đủ, do vậy, cần phải bổ sung bằng đường uống thuốc Phụ nữ không mang thai bổ sung sắt/ axít folic mỗi tuần 1 viên (60mg sắt nguyên tố, 2.800mcg axít folic) trong thời gian 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng.

Phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt/ axít folic 1 viên/ngày (60mg sắt nguyên tố và 400mcg axít folic) từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Để tránh tác dụng phụ (như: buồn nôn táo bón ) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1 - 2 giờ, sắt hấp thu tốt khi trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Thông tin, giáo dục truyền thông: về vai trò quan trọng của sắt/ axít folic đối với sức khỏe với sự phát triển bào thai, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em; với khả năng lao động, năng xuất lao động và năng lực trí tuệ của người trưởng thành để nâng cao kiến thức của người dân về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống thiếu máu thiếu sắt thiếu axít folic.

Từ đó, người dân biết cách cải thiện bữa ăn, chọn thực phẩm giàu sắt, hạn chế các yếu tố ức chế hấp thu và tăng khả năng hấp thu sắt bằng cách tăng hàm lượng vitamin C. Đồng thời họ biết cách chế biến hạt nảy mầm, lên men như làm giá đỗ dưa chua để tăng lượng vitamin C và giảm axít phytic trong thực phẩm  

Các biện pháp y tế công cộng (vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán...): khuyến khích thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử lý phân rác hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch, tẩy giun định kỳ cho phụ nữtrẻ em trên 2 tuổi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật