Chặn đứng ngay phồng rộp lưỡi do nếm đồ ăn nóng, nhiệt miệng lập tức bằng cách đơn giản

Khi bị phồng rộp lưỡi, bạn thường gặp phải các triệu chứng như xuất hiện vết rộp, vết loét ở trên lưỡi hoặc trong má, tổn thương màu trắng hoặc đỏ trên lưỡi, cảm giác ngứa ran hoặc nóng bỏng trong miệng.

Cốc cà phê mỗi sáng của bạn sẽ không còn giúp bạn tỉnh táo nếu như chúng quá nóng để thưởng thức. Trên thực tế, lưỡi bạn sẽ “trả thù” sự thiếu thận trọng này bằng cách làm cho cuộc sống của bạn đau khổ trong vài ngày.

Khi chạm vào bất cứ thứ gì ở dạng nóng đều có thể dễ dàng đốt cháy lưỡi bạn, gây ra các vết loét, mất đến mấy ngày để chữa lành. Trong một số trường hợp, phồng rộp lưỡi cũng có thể là kết quả của một vết thương hoặc do nhiễm trùng. Phồng rộp lưỡi, mặc dù vô hại, vẫn có thể gây khó chịu và thậm chí có thể thay đổi vị giác của bạn.

Khi bị phồng rộp lưỡi, bạn thường gặp phải các triệu chứng như xuất hiện vết rộp, vết loét ở trên lưỡi hoặc trong má, tổn thương màu trắng hoặc đỏ trên lưỡi, cảm giác ngứa ran hoặc nóng bỏng trong miệng. Trong một số trường hợp loét lưỡi có thể khiến bạn bị sốt. Xuất hiện mụn nước hoặc vết loét hiếm gặp.

Mặc dù vậy thì bạn cũng đừng quá lo lắng! Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một số phương pháp khắc phục từ những nguyên liệu có sẵn để chữa bệnh tại nhà theo chỉ dẫn của cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội):

Muối

Sử dụng 1 muỗng muối hòa vào 1 cốc nước ấm, súc miệng lưỡi bằng dung dịch này mỗi ngày vài lần. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, muối có khả năng làm giảm chứng viêm và đau do phồng rộp lưỡi.

Tính chất kháng khuẩn của nó sẽ chống lại bất cứ khả năng nhiễm trùng tiềm ẩn nào trên lưỡi của bạn.

Sữa chua

Ngay khi xuất hiện phồng rộp lưỡi, bạn hãy nhanh chóng ăn một cốc sữa chua Nên thực hiện ít nhất 1 lần mỗi ngày sữa chua là một nguồn probiotic tự nhiên, có tính chống viêm có thể giúp giảm đau đớn và viêm trên lưỡi.

Sữa chua cũng có tính chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa có thể điều trị bất kỳ nhiễm trùng nào ở trên lưỡi.

Tinh dầu đinh hương

Sử dụng 3-4 giọt dầu đinh hương vào một cốc nước ấm, dùng dung dịch này để vệ sinh miệng mỗi ngày 3-4 lần.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, dầu đinh hương là một chất gây mê tự nhiên có chứa một hợp chất gọi là eugenol. Eugenol được biết là có tính chống viêm và kháng khuẩn có thể giúp điều trị các vết loét lưỡi.

Tinh dầu trà

Sử dụng 3-4 giọt tinh dầu trà xanh vào một cốc nước ấm. Sử dụng nước này để súc miệng 3-4 lần mỗi ngày, tốt nhất nên dùng sau mỗi bữa ăn.

Theo chuyên gia tinh dầu trà xanh có chứa một hợp chất gọi là terpinen-4-ol, được tìm thấy có đặc tính kháng viêm chống lại bệnh nấm miệng. Những tính chất này, cùng với tính chất kháng khuẩn và khử trùng có thể giúp bạn giải quyết các vết loét lưỡi và các triệu chứng của chúng.

Baking soda

Thêm baking soda vào một cốc nước và súc miệng bằng dung dịch này mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng baking soda hòa nước thành một hỗn hợp đặc, dính và dán vào lưỡi để chữa chứng phồng rộp lưỡi hiệu quả hơn.

Baking soda có tính kháng khuẩn và chống viêm, đặc biệt là có tính kiềm sẽ giúp cân bằng độ pH trong miệng và loại bỏ cảm giác đau đớn do phồng rộp lưỡi.

Đá lạnh

Bạn lấy 1-2 viên đá hoặc nước lạnh, sử dụng trực tiếp lên lưỡi để làm tê liệt, đánh tan cảm giác đau đớn do phồng rộp lưỡi. Bạn cũng có thể nhâm nhi nước lạnh suốt cả ngày. Đá hoặc nước lạnh đều có tính gây tê và chống viêm, có thể làm dịu các vết loét lưỡi do viêm nhiễm.

Hydrogen peroxide

Trộn đều 1 thìa hydrogen peroxide vào 1 thìa nước ấm, sau đó lấy bông sạch thấm dung dịch rồi áp trực tiếp lên lưỡi. Để nguyên 2-3 phút rồi súc sạch miệng bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện việc này 3 lần mỗi ngày để chữa phồng rộp lưỡi.

Hydrogen peroxide là một phương pháp chữa bệnh đã được chứng minh chống lại chứng loét miệng (bệnh viêm miệng), thường là nguyên nhân gây ra các vết loét lưỡi. Ngoài ra, nó còn có tính chất khử trùng và kháng khuẩn có thể giúp chữa bệnh.

Mặc dù vậy, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, loại chất này khá độc, không được nuốt vào cơ thể, khi sử dụng không được lạm dụng, cần tuân thủ đúng liều lượng.

Húng quế

Lấy vài lá húng quế và nhai chúng, làm mỗi ngày 3 lần để chữa phồng rộp lưỡi. Theo lương y Bùi Hồng Minh, húng quế có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng do đó sử dụng chúng trực tiếp lên những vết phồng rộp lưỡi sẽ rất hiệu quả.

Rau mùi

Sử dụng một muỗng hạt mùi hoặc một nắm rau mùi rửa sạch, đổ nước vào đun sôi. Lọc nước này và để nguội rồi rửa lưỡi 3-4 lần mỗi ngày. Trong Đông y, rau mùi có đặc tính chống viêm, giảm đau và khử trùng có thể giúp loại bỏ các vết loét lưỡi và làm giảm đau lưỡi.

Tỏi và gừng

Lấy 2-3 tép tỏi 1 củ gừng nhai liên tục tỏi rồi chuyển sang gừng nhiều lần trong ngày. Gừng và tỏi được biết đến với các đặc tính chống viêm và giảm đau, có thể được sử dụng để đối phó với các vết phồng rộp lưỡi.

Ngoài ra, chúng cũng có đặc tính chống vi trùng có thể chống lại bất kỳ nhiễm trùng tiềm ẩn nào gây ra các vết loét này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật