Phòng chống cảm lạnh lúc giao mùa bằng những mẹo cực đơn giản

Thời tiết chuyển nhanh từ nóng sang lạnh, đặc biệt là vào ban đêm khiến cho bạn dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là những mẹo giúp bạn phòng chống cảm lạnh.

105350

1. Không chạm tay vào mặt

Điều này có vẻ như hiển nhiên nhưng lại khó thực hiện. Theo một nghiên cứu năm 2012 về Các bệnh truyền nhiễm lâm sàng, mọi người chạm tay lên mặt trung bình 3,6 lần mỗi giờ.

Đó là vấn đề vì sờ tay lên mặt có thể làm tăng nguy cơ cảm lạnh Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, những người thỉnh thoảng sờ tay lên mũi, mắt dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên hơn 41% so với những người không sờ.

Mặc dù có thể bị lây bệnh cảm lạnh qua các giọt dịch tiết lơ lửng trong không khí, song dạng lây truyền phổ biến nhất của căn bệnh này là tiếp xúc tay với dịch tiết chứa vi-rút. Vì vậy nếu bàn tay bạn tiếp xúc với một bề mặt có vi-rút, sau đó bạn chạm tay lên mặt, sẽ khiến bạn dễ dàng chuyển vi-rút đi khắp cơ thể.

Nếu bạn không thể ngừng chạm tay lên mặt cần đảm bảo tay được sạch sẽ. Điều đó có nghĩa là bạn cần kì cọ bàn tay trong ít nhất 20 giây, đảm bảo rửa sạch phần mu bàn tay, giữa các ngón và kẽ móng tay

2. Ngủ đủ giấc

Ngủ ít có thể khiến bạn dễ mắc bệnh. Một nghiên cứu trên tờ Sleep chỉ ra rằng những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm tăng nguy cơ bị cảm lạnh gấp 4 lần so với những người ngủ từ 7 tiếng trở lên.

Điều này có thể là do mất ngủ gây ảnh hưởng tới các tế bào miễn dịch B và tế bào T đóng vai trò quan trọng giúp tránh khỏi vi-rút. Ngoài ra mất ngủ có liên quan tới gia tăng tình trạng viêm được cho là đóng vai trò quan trọng trong mức độ nặng của các triệu chứng cảm lạnh

3. Tập Gym

Bạn nên giữ nếp tập luyện thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Lý do là vì theo một nghiên cứu từ ĐH bang Appalachian, Mỹ, những người tập luyện ít nhất 5 ngày trong tuần giảm 46% số ngày bị ốm so với những người chỉ tập nhiều nhất 1 ngày mỗi tuần.

Khi bạn tập thể dục máu lưu thông, nhiệt độ cơ thể tăng lên, và cơ co lại. Những yếu tố này báo hiệu cho cơ thể huy động những tế bào quan trọng chống lại bệnh tật, vốn được dự trữ trong các mô bạch huyết

Những tế bào này sau đó được tái lưu thông khắp cơ thể, cho phép cơ thể phát hiện và tiêu diệt những “kẻ xâm nhập” tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

Để tăng cường hệ thống miễn dịch, các nhà nghiên cứu cho rằng tập các bài tập tim mạch thường xuyên khoảng 30 tới 60 phút mỗi lần nên trở thành thói quen.

Họ cho rằng tập đối kháng cũng có tác dụng, nhưng cần tập toàn cơ thể vì như thế sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc huy động tế bào miễn dịch so với chỉ nhằm vào một vài phần của cơ thể

4. Ôm

Ngăn ngừa cảm lạnh là việc “nằm trong tay” bạn. Một nghiên cứu trên tờ Psychological Science chỉ ra rằng những người bị căng thẳng được ôm trong ngày hôm trước có khả năng chống lại vi-rút nhiều hơn so với những người chỉ được bắt tay.

Cái ôm là một biểu hiện của sự hỗ trợ xã hội và khi một người cảm nhận họ đang được chia sẻ, họ sẽ cảm thấy những căng thẳng được giải tỏa tốt hơn.

Điều đó là quan trọng vì bản thân stress có liên quan với tăng nguy cơ cảm lạnh vì nó có thể “châm ngòi” giải phóng các hormon làm suy yếu hệ miễn dịch

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật