Cách nấu cơm giúp giảm 50% lượng calo tiêu thụ, rất ít người biết

Gạo trắng mà chúng ta hay ăn nó đã qua nhiều khâu xử lý nên chỉ còn lại tinh bột, "ăn vào mập thây". Nếu không bỏ được thói quen ăn cơm, bạn hãy áp dụng cách này để giảm lượng calo nạp vào nhé.

Tại hội chợ khoa học lớn nhất thế giới National Meeting & Exposition of the American Chemical Society (ACS), anh Sudhair James đến từ trường College of Chemical Sciences ở Sri Lanka đã trình bày thuyết phục một cách nấu cơm giúp giảm lượng calo hấp thụ đến 50-60%.



Anh nghĩ ra một cách để biến gạo thành tinh bột đề kháng (không tiêu), từ đó sẽ ngăn cản việc hấp thụ tinh bột hoặc đường du nhập vào máu.

Cơm không tốt cho người muốn giảm cân.

Cơm không tốt cho người muốn giảm cân.

Như chúng ta đã biết, hầu hết các loại tinh bột (bao gồm cả gạo) đều rất dễ tiêu hóa và sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose (đường) trong máu. Dù hầu hết tinh bột tích tụ trong gan và cơ bắp là glycogen tuy nhiên lượng glucose dư thừa này cũng sẽ đi vào nội tạng và được tích trữ dưới dạng chất béo, gây ra bệnh béo phì cùng hàng loạt bệnh khác.

Tinh bột đề kháng (kháng tinh bột) sẽ đi qua ruột non mà không bị tiêu hóa và trở thành thức ăn cho các vi sinh vật có lợi sống trong ruột già Điều này sẽ làm giảm nguy cơ dư thừa glucose trong máu và hỗ trợ các tế bào trực tràng khỏe mạnh. Tinh bột đề kháng cũng giúp đốt cháy chất béo một cách hiệu quả và an toàn.

Dầu dừa - Nguyên liệu bí mật

Để biến gạo trắng thành tinh bột đề kháng, có một cách làm rất đơn giản:

- Bạn thêm 1 thìa cà phê dầu dừa vào nước sôi.

- Khi dầu dừa tan ra, bạn cho 100g gạo vào khuấy đều. Đun liu riu khoảng 40 phút để gạo chín kĩ, hoặc đun sôi trong 20-25 phút.

 Nấu cơm với dầu dừa giúp giảm cân

Nấu cơm với dầu dừa giúp giảm cân

Cuối cùng, bạn cho cơm vào tủ lạnh, khoảng 12 tiếng sau mới đem ra ăn. Cách này giúp làm tăng hàm lượng tinh bột đề kháng lên 10%, rất tốt cho người bị tiểu đường hoặc thừa cân

Điều này diễn ra như thế nào?

Theo James dầu dừa sẽ xâm nhập vào các hạt gạo trong quá trình nấu nướng, khiến cho đường trở nên đề kháng với các enzyme tiêu hóa, nên nó không bị phân giải nữa.

Việc làm nguội cơm trong 12 tiếng sẽ làm dính kết các phân tử amylose trong tinh bột với các phân tử ở phía ngoài hạt gạo, biến đường trong gạo thành tinh bột đề kháng. Việc hâm nóng cơm không làm ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột đề kháng trong cơm.

Cơm ngon mà không hại bao tử

Cơm ngon mà không hại bao tử

Dù cách này rất hay nhưng không vì thế mà bạn thường xuyên ăn cơm. Gạo không phải là loại thực phẩm giàu dưỡng chất nhất, hãy thỉnh thoảng thay thế gạo bằng khoai lang hạt diêm mạch rau lá xanh lúa mạch nấm bí, súp lơ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật