Chuyển dạ sớm: Mẹ bầu chớ chủ quan để tránh được những rủi ro

Chuyển dạ sớm là một trong nhiều nguyên nhân khiến thai nhi ngay khi chào đời đã đối diện với nguy cơ dị tật hoặc tử vong.

Chuyển dạ bắt đầu trước tuần thứ 37 được gọi là 'chuyển dạ sớm'. Dù khá nguy hiểm nhưng nếu bà bầu được chăm sóc tiền sản tốt có thể giúp bé sinh non tránh được những rủi ro trên.

Nguyên nhân

Những vấn đề hoặc kết quả xét nghiệm trong thai kỳ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm bao gồm:

- Mang đa thai

- nhiễm trùng ở người mẹ hoặc lớp màng bao quanh bé.

- Một số dị tật bẩm sinh.

- Huyết áp cao ở người mẹ.

- Túi nước ối bị vỡ sớm.

- Thai đa ối

- chảy máu âm đạo trong ba tháng đầu.

Một vài lý do khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm

Một vài lý do khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm

Những vấn đề về sức khỏe hoặc thói quen sống của người mẹ có thể dẫn đến sinh non bao gồm:

- Hút thuốc

- Sử dụng ma túychất gây nghiện

- căng thẳng vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng.

- Tăng cân chậm trong thai kỳ

- Béo phì.

Những vấn đề về nhau thai, tử cung, cổ tử cung có thể dẫn đến chuyển dạ sớm:

- cổ tử cung không  ở đúng vị trí (dị dạng cổ tử cung).

- Khi hình dạng tử cung không bình thường.

- Suy chức năng nhau thai rau thai bong non, rau thai tiền đạo.

Hút thuốc là một trong những tác nhân nghiêm trọng

Hút thuốc là một trong những tác nhân nghiêm trọng

Những dấu hiệu và triệu chứng

Bạn cần đến bác sĩ ngay nếu:

- Ra máu nhỏ giọt và bị chuột rút ở vùng bụng cùng lúc.

- Có những cơn co thắt kèm đau dưới lưng hoặc tức ở háng hoặc đùi.

- Có chất lỏng rò rỉ từ âm đạo chảy thành dòng hoặc phun ra.

- Chảy máu đỏ tươi từ âm đạo.

- Âm đạo tiết dịch nhầy nhớt có lẫn máu.

- Vỡ ối.

- Có hơn 5 cơn co trong một giờ hoặc co thắt thường xuyên và đau đớn.

- Thời gian co thắt lâu và mạnh mẽ hơn, các cơn co thắt cũng cách nhau gần hơn.

- Chuột rút ở bụng.

Giảm nguy cơ

Để giảm nguy cơ chuyển dạ sớm, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ. Gọi cho bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Đi khám thai định kỳ để giảm thiểu nguy cơ

Đi khám thai định kỳ để giảm thiểu nguy cơ

Chăm sóc tiền sản tốt cũng làm giảm nguy cơ sinh non Đến bác sĩ ngay khi bạn nghĩ mình đã có thai. Bạn cũng nên:

- Tạo thói quen khám thai định kỳ.

- Bồi bổ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

- Không hút thuốc

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu cafein đồ uống chứa cồn

Sẽ tốt hơn để đi khám nếu bạn có kế hoạch sinh em bé ngay cả khi bạn chưa có thai. Giữ sức khỏe tốt nhất có thể trước khi mang thai:

- Nói với hộ sinh hoặc bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn bị nhiễm trùng âm đạo.

- Giữ cho răng và lợi sạch sẽ trước và trong suốt thai kỳ.

- Chắc chắn thực hiện chăm sóc tiền sản và duy trì thăm khám và kiểm tra mà bác sĩ khuyến cáo.

- Giảm căng thẳng trong khi mang thai

- Tránh ăn thịt sống, đồ gỏi hoặc đồ ăn có nguy cơ nhiễm trùng.

- Trao đổi với bác sĩ và nữ hộ sinh theo dõi thai kỳ của bạn về các biện pháp giữ gìn sức khỏe phù hợp với thể chất cá nhân.

Phụ nữ có tiền sử chuyển dạ sớm có thể được tiêm hoóc-môn progesterone định kỳ hàng tuần. Bạn cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu bạn đã từng sinh non trước kia trong lần khám thai đầu tiên.

Khi nào cần liên hệ chuyên gia?

Tìm sự giúp đỡ của bác sĩ phụ sản nếu cơn đau dữ dội

Tìm sự giúp đỡ của bác sĩ phụ sản nếu cơn đau dữ dội

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trước tuần thứ 37 của thai kỳ:

- Chuột rút, đau hoặc tức bụng dưới.

- Ra máu nhỏ giọt, chảy máu, chất nhầy từ âm đạo.

- Tăng đột ngột dịch tiết âm đạo.

Bác sĩ hoặc hộ sinh có thể cần kiểm tra để xem bạn có bị chuyển dạ sớm không:

- Khám nghiệm sẽ kiểm tra xem cổ tử cung có mở rộng hay nước ối có bị vỡ không.

- Bác sĩ có thể sử dụng máy theo dõi để kiểm tra những cơn co.

- Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nếu bạn ra dịch âm đạo Xét ngiệm có thể giúp bác sĩ biết bạn có sinh sớm hay không.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật