Những thắc mắc thường gặp về vô sinh hiếm muộn bạn cần chú ý

Khảo sát của Bộ Y tế còn nêu rõ, Việt Nam có hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Việt Nam cao hơn các nước trong khi chi phí thấp hơn, do đó bạn không cần thiết phải ra nước ngoài điều trị.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội nội tiết và vô sinh TP HCM cho biết, hiện nay vấn đề vô sinh hiếm muộn ở nước ta trở nên 'nóng' hơn bao giờ hết. Thống kê ghi nhận tỷ lệ sinh giảm đều đặn trong vòng 2 thập kỷ qua. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011-2013 của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình ghi nhận, các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, nhưng Việt Nam chỉ mất 3 năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa.

Khảo sát của Bộ Y tế còn nêu rõ, Việt Nam có hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ cũng như kiến thức về khả năng sinh sản Nghiên cứu 'Sự khởi đầu của các gia đình châu Á' (Starting Families Asia) do Merck Serono (chi nhánh tập đoàn dược Merck KGaA Darmstadt, Đức) thực hiện cho thấy 70% phụ nữ sau 6 tháng cố gắng không thụ thai vẫn không nghi ngờ khả năng làm mẹ của mình, 83% phụ nữ hiếm muộn không tính đến trường hợp có thể chồng mình bị vô sinh 56% không biết đàn ông có thể vô sinh dù vẫn sản xuất tinh trùng. Ngoài ra có nhiều vấn đề về hiếm muộn vô sinh mà các cặp vợ chồng thường thắc mắc.

Dưới đây bác sĩ giải đáp những câu hỏi hay gặp nhất về vấn đề này:

1. Dấu hiệu nào để nhận biết hiếm muộn

Các cặp vợ chồng trong độ tuổi 35 và đang cố gắng có con trong ít nhất một năm, hoặc trên 35 tuổi đã cố gắng có con trong 6 tháng mà không có kết quả, thì đã gặp vấn đề về hiếm muộn.

2. Nguyên nhân hiếm muộn luôn xuất phát từ vợ?

Thực tế nguyên nhân hiếm muộn do chồng và vợ là tương đương nhau. Theo nghiên cứu, 30% trường hợp hiếm muộn có nguyên nhân từ người chồng, 30% do vợ, 30% là do cả hai, 10% không rõ nguyên nhân.

3. Không gặp vấn đề về xuất tinh chứng tỏ người chồng có khả năng sinh sản bình thường?

Một số đàn ông có số lượng tinh trùng ít, khả năng di chuyển của tinh trùng kém hoặc tinh trùng kém chất lượng mà vẫn xuất tinh Trong một số trường hợp, xuất tinh có thể không chứa tinh trùng. Bằng mắt thường không thể biết được xuất tinh có chứa tinh trùng hay không ngoại trừ được phân tích tại phòng thí nghiệm. Tóm lại việc xuất tinh không quyết định khả năng sinh sản của nam giới

4 dùng thuốc tránh thai thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng có con về sau?

Uống thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến khả năng có conthuốc chỉ chứa hormone ngăn rụng trứng chứ không ức chế sự phát triển của buồng trứng Khi ngừng dùng thuốc trứng sẽ rụng trở lại, chậm nhất là trong vòng vài tháng. Lúc đó, bạn lại có khả năng thụ tinhmang thai bình thường. Nếu dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, muốn có thai lại, chỉ cần ngưng uống thuốc trong 3 tháng.

5. Có nên chia sẻ câu chuyện hiếm muộn mà 2 vợ chồng gặp phải với người xung quanh?

Việc chia sẻ với người thân rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bạn có cảm thấy thoải mái về những thông tin mình chia sẻ hay không cũng quan trọng không kém. Hai vợ chồng nên thống nhất sẽ chia sẻ với ai và nói chi tiết đến mức nào. Hãy thỏa thuận với nhau những chuyện sẽ giữ riêng cho 2 vợ chồng. Khi ấy, người bạn đời sẽ cảm thấy dễ dàng hơn bởi họ không phải là lối thoát duy nhất cho những cảm xúc tiêu cực của bạn.

6. Khi bị hiếm muộn, ra nước ngoài điều trị sẽ tốt hơn?

Thực tế hiện nay, các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đã thực hiện thành công hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại trên thế giới. Số bệnh nhân thực hiện thụ tinh hàng năm ở Việt Nam hiện nhiều hơn tại các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ta thấp nhất thế giới trong khi tỷ lệ thành công tương đương hoặc cao hơn mức trung bình toàn cầu.

7. Tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị hiếm muộn?

Điều trị hiếm muộn không hề nhẹ nhàng cả về thể chất lẫn tinh thần Thông thường các cặp vợ chồng từ bỏ điều trị không do bất kỳ lý do sức khỏe nào mà vì căng thẳng tâm lý. Khoảng 25-54% trường hợp bỏ cuộc trước khi hoàn thành 3 chu kỳ điều trị cũng bởi căng thẳng tâm lý.

8. Làm thụ tinh trong ống nghiệm dễ mang đa thai

Nguy cơ đa thai khi áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cao hơn bình thường nhưng có thể được giảm thiểu. Hiện nay, khoảng 21% thai kỳ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) và ICSI (kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) là sinh đôi và 1% sinh ba. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình thực hiên, kỹ thuật viên đã chuyển nhiều phôi vào buồng tử cung của người mẹ để tăng cơ hội thành công. Vì vậy lời khuyên cho bạn khi lựa chọn phương pháp điều trị nào, nếu có bất cứ lo lắng gì về nguy cơ đa thai, hãy trao đổi với bác sĩ và thảo luận về cách giảm tỷ lệ biến chứng.

9. Xét nghiệm nào thường thực hiện khi khám và điều trị hiếm muộn?

Đối với người vợ:

- Siêu âm, xét nghiệm định lượng nội tiết. Tùy từng xét nghiệm, phải được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh.

- Chụp X-quang tử cung- vòi trứng (HSG): Thường thực hiện sau khi sạch kinh.

- Nội soi chẩn đoán.

Đối với người chồng:

Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch). Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn vì chồng hay vợ. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu với các bài kiểm tra đơn giản như bắt mạch, kiểm tra máu, tinh trùng và siêu âm. Nếu nguyên nhân hoàn toàn không được xác định, nhiều bài kiểm tra phức tạp hơn sẽ được tiến hành.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật