Sự thật đáng ngạc nhiên về thai nhi không phải ai cũng biết

Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã biết ghi nhớ, biết thở, thậm chí là biết đau rồi các mẹ nhé.

Tôi nằm trong số những người luôn tin rằng ngay khi được hình thành thai nhi đã là một con người. Và tôi thực sự không thích ai đó có ý nghĩ coi thai nhi ở ‘đẳng cấp’ nhỏ hơn một em bé. Bạn có biết rằng, chỉ sau khi thụ thai 22 ngày thai nhi đã có tim thai Và chỉ một vài tuần sau đó, bé đã có hình dạng nhỏ xíu giống con người.

Trong suốt quá trình mang thai tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến trầm trồ khác về sự thay đổi của con yêu. Tôi đã mày mò khám phá hơn một người mẹ bình thường về sự thay đổi, lớn lên của bé. Và tôi đã thu về được rất nhiều điều thú vị.

Những sự thật đáng ngạc nhiên về thai nhi dưới đây không phải mẹ bầu nào cũng biết. Bạn sẽ thấy những điều này thật tuyệt vời đấy!

12 tuần, thai nhi đã biết đau

Ở tuần tuổi thứ 12, thai nhi đã biết đau ở mọi chỗ như một đứa trẻ sơ sinh Bé có thể bị đau từ dây thần kinh đến tủy sống hay đồi não. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu hình thành các bộ phận như dây rốn khuôn mặt. Thậm chí bé còn có thể ngậm cả ngón tay vào miệng. Trong giai đoạn này, cơ thể bé bằng khoảng trái đào.

20 tuần, bé nhận biết giọng nói mẹ

Lúc này em bé đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và những âm thanh khác gần đó. Điều này lý giải tại soa khi chào đời em bé đã mặc nhiên biết bạn là mẹ của bé. Thời gian này, các mẹ cũng dễ dàng biết được giới tính của con qua hình ảnh siêu âm. Các cơ quan bên trong của bé ở tuần thứ 20 đã phát triển gần như hoàn thiện. Đặc biệt hơn cả, từ những tuần này, mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.

Con yêu thở trong bụng mẹ

Mặc dù tử cung của chị em bầu tràn đầy nước ối nhưng điều này không ngăn cản thai nhi thực hành các bài tập thở. Từ tháng thứ 5 thai kỳ, phổi của em bé bắt đầu phát triển toàn diện, khi đó bé cũng bắt đầu thực hành những bài ‘tập thở’. Ở giai đoạn này, nếu bố áp tai lên bụng mẹ sẽ cảm nhận được nhịp thở cũng như nhịp tim của thai nhi.

Bé tí cũng có vị giác

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu bằng việc cho những thứ khác nhau vào trong nước ối và để xem thai nhi phản ứng thế nào. Khi bổ sung gia vị vào nước ối, em bé cảm thấy thích thú và nuốt ‘nhiệt tình’ hơn nước ối bình thường. Khi cho gia vị chua hoặc đắng, bé phản ứng bằng cách nhăn mặt thể hiện sự không thích thú. Từ đây, các nhà khoa học đã kết luận từ trong bụng mẹ, em bé đã có vị giác.

Ghi nhớ à, đơn giản!

Các mẹ đừng nghĩ rằng nằm trong bụng mẹ thì em bé không có ‘ý thức’ học tập nhé. Không chỉ học tiếng mẹ đẻ ngay từ khi nằm trong bọc ối, thai nhi còn cảm nhận được những lời hát, tiếng ru của mẹ dành cho mình. Một nghiên cứu được thực hiện với 10 phụ nữ đang mang bầu ở tháng thứ 5. Họ đã cho các bé nghe hát ru từ trong bụng mẹ. Đến khi chào đời, dù đang khóc nhưng khi bật bản nhạc hát ru đó lên, bé đã ngừng khóc ngay.

Bé cũng dễ dàng cảm nhận được những món ăn mẹ thường thưởng thức và khi ra đời cũng thích món ăn đó đấy bạn nhé.

Nhịp tim của mẹ ảnh hưởng đến con

Trong những tháng cuối thai kỳ, những điều người mẹ làm, đặc biệt là nhịp tim người mẹ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim của con yêu Nếu tôc độc nhịp tim của mẹ tăng thì của em bé cũng tăng lên. Đó là lý do vì sao người mẹ mang bầu cần phải giữ bình tĩnh và không được đễ tâm trạng xúc động quá mạnh trong thai kỳ. Theo các chuyên gia tâm lý, tốt hơn cả người mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, suy nghĩ lạc quan và tránh bị stress

Bé mơ còn giỏi hơn người lớn!

Từ tuần thai thứ 17, những giấc mơ đã xuất hiện trong đầu thai nhi Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, lúc ở trong bụng em bé còn mơ nhiều hơn cả sau khi chào đời và đặc biệt còn mơ nhiều hơn cả người lớn. Lý giải về điều này, một số giả thuyết cho rằng, có thể do thai nhi nằm trong bụng mẹ, không nhìn thấy thế giới bên ngoài nên bé mơ ước nhiều hơn về cuốc sống tương lai. Dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng có một điều rõ ràng rằng thai nhi rất hay có những giấc mơ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật