Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu cân là tốt, bạn có biết?

Sự phát triển thai nhi

Cơ thể bé ở tuần thứ 28 đang tiếp tục hoàn thiện và cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là canxi để phát triển bộ xương. Tuần thứ 28 của thai kỳ là thời điểm đánh dấu việc mẹ đã bước sang tam cá nguyệt cuối cùng. Như vậy có nghĩa là mẹ đã đi được hơn 3/4 chặng đường trong cuộc hành trình dài 9 tháng 10 ngày. Mọi chức năng trong cơ thể thai nhi đều đang phát triển và dần hoàn thiện. Các mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy bé yêu có những thay đổi so với những tuần trước đó.

Mốc 28 tuần là giai đoạn rất quan trọng vì thế mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu tâm đến mọi chỉ số của trẻ để có chế độ bồi dưỡng, chăm sóc thích hợp. Trong đó, chỉ số cân nặng thai nhi là điều mẹ không nên xem nhẹ. Vậy thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn? Dưới đây là câu trả lời cụ thể và chi tiết nhất cho các mẹ bầu.

Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu cân?

Ở tuần thai thứ 28, bé đã khoảng 1- 1,1 kg (gần như gấp đôi chính bé vào 4 tuần trước) và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 - 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 - 25 cm). Lượng mỡ của cơ thể giờ đây có thể đạt tới 3%, bàn chân bé thì dài khoảng 5.5 cm. Nhãn cầu có thể chuyển động bên trong hốc mắt và răng của bé đã được hình thành dưới nướu.

Lông mày và lông mi của bé đã rõ ràng tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Điều đặc biệt trong giai đoạn này đó là hệ xương của bé sẽ phát triển thần tốc, để trở nên cứng cáp hơn, do đó, mẹ sẽ cần phải bổ sung thêm canxi để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.

Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Não của bé sẽ tiếp tục phát triển, hình thành hàng tỷ tế bào thần kinh. Các cơ quan khác như phổi và gan sẽ tiếp tục được hoàn thiện.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thần kinh mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm tăng cường chất xám giúp bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Đồng thời, vào tuần thứ 28, mẹ bầu nên sắp xếp các lịch hẹn tiền sản với các bác sĩ và nữ hộ sinh để được đo đạc về kích thước tử cung kiểm tra huyết áp xét nghiệm nước tiểu và có thể là các cuộc kiểm tra nội soi khác nếu cần.

Cơ thể mẹ ở tuần thứ 28 thay đổi như thế nào?

- Cơ thể phình to rất nhanh

Vào tuần 28 này, cơ thể mẹ đang phình to rất nhanh. Vào lúc này các bạn có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung của mình cách rốn chừng 9cm.

- Ngứa da, phù nề chân tay, đi tiểu nhiều lần

Do có những trường hợp bé bắt đầu quay đầu nên mẹ có thể chịu những áp lực nơi vùng chậu. Đầu và trọng lượng của bé sẽ tạo áp lực lên tử cung khiến mẹ thường xuyên phải đi tiểu và còn bị đau lưng đau nhói vùng bụng ngứa da phù nề chân tay.

- Ngủ không ngon 

Thai nhi lớn dần cũng khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi tìm đến một giấc ngủ ngon Mẹ sẽ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái nhất.

- Xuất hiện những cơn gò tử cung

Ở thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận một cách rõ ràng những cơn gò tử cung (cơn gò sinh hay cơn chuyển dạ mang thai giả). Đây chỉ là những biểu hiện bình thường, không có gì đáng lo vì không liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi

- Táo bón, chuột rút, trĩ

Đây là giai đoạn cơ thể mẹ bầu bắt đầu trải nghiệm những biểu hiện khó chịu như chuột rút giãn tĩnh mạch (xuống máu chân gây phù chân) táo bón hoặc trĩ. Nếu chứng táo bón vẫn còn “đeo bám” mẹ trong tuần này thì nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa nhé.

Nếu bị ngứa hoặc đau hậu môn, mẹ bầu hãy thử ngâm mình trong bồn tắm hoặc chườm lạnh kết hợp thoa thuốc chống sưng ở vùng đau ngứa, tránh ngồi hoặc đứng lâu. Các mẹ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai nhé và cần cho bác sĩ biết nếu bị chảy máu

- Xuất hiện sữa non

Một số mẹ cũng đã xuất hiện sữa non – đó là những giọt chất lỏng màu vàng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần lo lắng.

- Buồn nôn, ợ nóng

Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể gặp phải một số hiện tượng như buồn nônợ nóng và trào những miếng thức ăn nhỏ ra, đặc biệt là sau khi ăn. Chứng khó tiêuợ nóng rất phổ biến trong thời kỳ mang thai từ tuần 27 trở đi. Những lúc như vậy, mẹ nên uống một cốc sữa tươi vì nó có thể làm giảm tình trạng ợ nóng. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật