Chế độ chăm sóc và tăng cân phù hợp cho trẻ sinh non

Trẻ sinh trước 37 tuần trong bụng mẹ (sinh non) có nhu cầu dinh dưỡng khác với những trẻ sinh đủ tháng (38 - 42 tuần).

Nuôi dưỡng để trẻ sinh non phát triển bình thường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để bé đạt được mức cân nặng bình thường so với trẻ sinh đủ tháng.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển đến bộ phận chăm sóc tăng cường cho trẻ sơ sinh nơi bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn nhận được sự cân bằng về các chất lỏng chất khoáng như natrikali (điện giải) và các chất dinh dưỡng cho đến khi cơ thể hoàn thiện.

Bé được cho sưởi bằng máy đặc biệt nhằm giảm nhu cầu calo thừa nên trẻ không cần phải sử dụng nhiều năng lượng để giữ ấm. Đồng thời việc sử dụng máy làm ẩm không khí nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể và tránh mất nước ở trẻ.

Chế độ ăn

Trẻ sinh trước 34 tuần thường không thể ăn hết 1 bình sữa bởi gặp khó khăn khi phối hợp mút, hít thở và nuốt. Ngoài ra, bé bị khó thở nồng độ oxy thấp, nôn trớ, có vấn đề tuần hoàn, nhiễm trùng máu hoặc các bệnh khác nên không có khả năng bú bằng miệng được.

Trẻ sơ sinh nhỏ hoặc ốm yếu có thể cần nhận chất dinh dưỡng và chất lỏng qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch). Khi trẻ đã lớn và khỏe hơn, bé có thể bắt đầu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông qua ống nhỏ đưa qua mũi hoặc miệng vào dạ dày (cho ăn bằng ống).

Lượng sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng từ từ để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột (còn gọi là viêm ruột hoại tử-NEC). Những bé được cho ăn sữa mẹ ít có khả năng mắc tình trạng này hơn.

Những bé sinh non sau 34 tuần thường có thể bú bình hoặc bú mẹ. Nếu cho trẻ sinh non bú mẹ sẽ dễ hơn bú bình, bởi dòng sữa từ chai khó kiểm soát hơn và có thể làm bé nghẹt thở. Vì vậy, nếu cho bé bú bình nên sử dụng núm vú làm chậm dòng chảy của sữa sẽ giúp bé bú dễ hơn khi bắt đầu tập bú.

Nhu cầu dinh dưỡng

Trẻ sinh non cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt

Trẻ sinh non cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt

Trẻ sinh non mất nước qua da hoặc đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, thận của bé chưa phát triển đủ để kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Bé có thể bị mất nước hoặc thừa nước. Các bác sỹ sẽ theo dõi lượng nước tiểu bé thải ra (bằng cách cân tã) để đảm bảo lượng nước uống vào và lượng nước thải ra được cân bằng. Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để theo dõi nồng độ các chất điện giải

Trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ, các bác sỹ có thể cho bé dùng các loại sữa non hoặc sữa công thức đặc biệt. Khi trẻ đã đạt 34 - 36 tuần, bé có thể được chuyển sang công thức định kỳ hoặc 'công thức chuyển đổi' cho trẻ sinh non lớn hơn.

Trẻ sinh non không được ở trong bụng mẹ đủ lâu để tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết và thường phải uống bổ sung. Những bé được cho bú sữa mẹ có thể cần trộn bổ sung thuốc bổ sữa khi ăn thuốc bổ sữa có chứa các protein bổ sung, năng lượng, sắt, calcium và vitamin mà trẻ sinh non cần.

Những bé được cho ăn bằng sữa pha theo công thức có thể cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm vitamin A C và D, và axít folic. Một số trẻ sinh non sẽ cần phải tiếp tục dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng sau khi xuất viện. Với trẻ bú sữa mẹ, điều này có nghĩa là cho bé bú tăng cường thêm 1 hoặc 2 cữ bú mỗi ngày.

Tăng cân

Trẻ sinh non thường được cân mỗi ngày để theo dõi cân nặng. Việc giảm cân trong những ngày đầu là hết sức bình thường và thường là do bị mất nước. Bé sẽ bắt đầu tăng cân trong vòng một vài ngày sau khi sinh.

Phải đặc biệt chú ý đến sự tăng giảm cân, bú sữa và đi vệ sinh của bé

Phải đặc biệt chú ý đến sự tăng giảm cân, bú sữa và đi vệ sinh của bé

Tăng cân chuẩn phụ thuộc vào kích thước, tuổi thai và sức khỏe của em bé. Có thể là ít nhất 5 gam mỗi ngày với bé sinh ở tuần thứ 24, hoặc 20 g mỗi ngày với bé lớn hơn sinh vào tuần thứ 33. Trong bất cứ trường hợp nào, em bé cũng nên tăng mỗi ngày khoảng 15 g cho mỗi 1kg cân nặng của mình.

Trẻ sinh non không được ra viện cho đến khi tăng cân đều đặn. Một số bệnh viện có tiêu chuẩn cân nặng nhất định cho em bé trước khi xuất viện. Nhìn chung, trẻ sinh non phải được ít nhất 2 kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấp.

Sau mỗi lần cho bú, bé cần đi ngoài 6 - 8 lần và đi tiểu 6 - 8 lần mỗi ngày. Phân lỏng hoặc có máu hay nôn trớ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần phải được xem xét.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật