Cách giao tiếp với thai nhi để sinh con thông minh các mẹ nên biết

Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, thai nhi đã biết cảm nhận tình cảm của người thân. Do đó, các ông bố bà mẹ tương lai hãy biết cách giao tiếp với con ngay từ trong 'trứng nước' để giúp bé phát triển trí não tốt nhất.

Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, thai nhi đã biết cảm nhận tình cảm của người thân

Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, thai nhi đã biết cảm nhận tình cảm của người thân

Mát xa bụng bầu

Sau khi trải qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ bạn có thể nhẹ nhàng mát xa vùng bụng bầu. Nên thoa thêm một chút tinh dầu thơm an toàn cho bà bầu như tinh dầu hoa oải hương hoa hồng sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn. Nếu cả bố và mẹ cùng tham gia sẽ tăng thêm sự gắn kết giữa bố mẹ với em bé. Đây là kiểu giao tiếp không lời, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương và sẽ an tâm ngoan ngoãn chơi trong bụng mẹ.

Đi bơi hay ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm

Nhiều thai phụ bị em bé chèn ép lên các dây thần kinh gây nên cảm giác đau lưng đau hông Những cảm giác nặng nề khi mang thai ấy sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn thả mình xuống nước. Hơn nữa, bơi lội giúp người mẹ thư giãn thật tốt qua đó cũng giúp hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.

Khi thư giãn trong bồn tắm, bạn cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được những cử động của em bé. Khi đó hãy hít thở đều, ôm và vuốt ve bụng bầu, nói chuyện với con thật trìu mến đáng yêu, cưng nựng bé thật nhiều. Bé sẽ tiếp thu được hết những gì bạn dành cho bé.

Tập Yoga

Yoga giúp cho thai phụ được tĩnh tâm thư thái. Khi thả lỏng cơ thể trong một không gian yên tĩnh, hãy nhắm Mắt lại và đặt tay lên bụng đồng thời hình dung về những điều con yêu của bạn đang làm trong bụng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách tâm trạng của bé. Khi mẹ thư thái, yêu đời bé cũng sẽ có được tình cảm tích cực hơn.

Tích cực trò chuyện, đáp trả các phản ứng của thai nhi

Khi bé qua 18 tuần tuổi, bạn sẽ dần cảm nhận được những cử động của bé mạnh dần lên. Mỗi khi thấy bé cử động, bạn có thể xoa nhẹ vào chỗ bé đạp, vừa đáp trả bé một cách nhẹ nhàng, vừa nói chuyện cưng nựng bé. Hành động này sẽ giúp bé phát triển tư duy, đẩy mạnh các hoạt động não bộ và tương tác tốt hơn với môi trường xung quanh.

Kể chuyện, hát và nói chuyện với thai nhi

Khả nang nghe của bé phát triển hàng ngày. Từ tuần thứ 23 trở đi, em bé đã có thể cảm nhận được nhịp tim trong lồng ngực mẹ hay nghe được những âm thanh bên ngoài. Do đó, hãy thường xuyên nói chuyện, hát hay bất cứ hành động gì để cho bé làm quen với giọng nói của mẹ.

Hãy đừng ngại ngùng gì khi nói chuyện với cái bụng bầu của mình, bởi đó là hành động gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, giúp bé mạnh mẽ hơn, yêu thương nhiều hơn.

Các ông bố bà mẹ hãy tập cho mình thói quen thủ thỉ với bé, hát ru bé bằng những bài hát ru ngọt ngào êm ả, hoặc đơn giản áp tai nghe vào bụng bầu. Bạn sẽ thực sự thấy thú vị khi bé có những phản ứng đáp trả lại giao tiếp của bố mẹ với bé đấy.

Những giai điệu sâu lắng, ngọt ngào của âm nhạc không chỉ kích thích não bộ của thai nhi hoạt động tốt hơn, giúp bé có tư duy thông minh, nhanh nhạy mà còn là cầu nối để gia đình thêm gắn kết.

Lôi kéo bố, anh chị của bé tham gia vào trò chơi

Các bà mẹ hãy khéo léo lôi kéo bố, anh chị của bé tham gia tiếp xúc với bé hàng ngày ngay từ khi còn trong thai kì. Hãy cổ vũ mọi người áp tai vào bụng bầu của bạn, lắng nghe em bé chuyển động, trò chuyện và hát cho bé nghe.

Hãy để người thân cảm nhận được mỗi lần bé đạp cũng sẽ làm bạn đau như thế nào, để cả mẹ và bé đều được dỗ dành, vuốt vè... Khi bé thường xuyên cảm nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh, bé sẽ luôn là em bé phát triển khỏe mạnh về sức khỏe và tâm hồn.

Trong thời gian 9 tháng 10 ngày chờ đợi mong ngóng con trào đời, bạn hãy tranh thủ thời gian để chơi với bé, vừa tăng gắn kết tình mẫu tử, vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh thông minh hơn nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật