Điều cần lưu ý khi mẹ bầu nghén mặn nhiều người chưa biết

Phụ nữ mang thai cần tránh tuyệt đối ăn nhiều muối vì dễ bị phù nề, nhiễm độc thai nghén.

Nguyên nhân gây nghén mặn

Có 2 nguyên nhân được biết tới gây nghén mặn:

- Việc thiếu dinh dưỡng chất khoáng trong cơ thể có thể gây thèm thực phẩm mặn.

- Sự thay đổi hormon trong thai kỳ có thể tạo cảm giác thèm ăn bất thường, bao gồm cả nghén những đồ ăn nhiều muối mặn.

Có thể do nguyên nhân khác: Thèm đồ ăn mặn khi mang thai có thể là cảm giác bình thường. Hết thời gian nghén thì khẩu vị của bạn sẽ trở lại như lúc cũ.

Tuy nhiên, nếu thèm thực phẩm giàu muối bắt đầu từ lúc trước thụ thai hoặc kéo dài tới sau khi đã sinh thì có thể cảnh báo một số bệnh, bao gồm bệnh Addison (trục trặc của các tuyến thượng thận) hoặc hội chứng Bartter (một bệnh thận phổ biến).

Để nghén mặn an toàn và khỏe mạnh

Nếu bạn thèm mặn với một số thực phẩm cụ thể, bạn có thể giảm lượng muối trong các thực phẩm khác hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn ăn hết một túi khoai tây chiên đóng gói; sau đó, bạn nên ăn canh nhạt, món luộc với nước chấm nhạt hoặc các món xào, rán với ít muối nhất có thể.

Nên hạn chế thực phẩm chế biến hoặc soup đóng hộp vì chúng thường có lượng natri cao. Nếu bạn thích ô mai mặn, bạn có thể rửa sơ ô mai qua nước lọc trước khi ăn. Cách này giúp bạn giảm đáng kể lượng muối trong đó. Nên duy trì cách làm này với rau củ quả đóng hộp, nếu bạn cần dùng đồ đóng hộp. Còn không, tốt nhất nên sử dụng củ quả tươi, ăn luôn mà không cần chấm muối hay ướp đường.

Nhiều phụ nữ nghén mặn chia sẻ, việc phải ăn đồ nhạt với họ cực kỳ khó khăn vì chúng làm họ buồn nôn Tuy nhiên, để duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng khi mang thai bạn nên ăn ít nhưng chia nhỏ làm nhiều bữa. Có thể chọn đồ ăn có vị chua dịu như sữa chua cam quýt... để thấy dễ chịu hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật